7 bệnh truyền nhiễm dễ mắc vào mùa Đông - Xuân
Bệnh cúm mùa
Bệnh cúm rất dễ lây nhiễm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch do bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, các giọt nước bọt bắn hay dịch tiết mũi họng của người bệnh do ho, hắt hơi.
Để phòng bệnh, cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, luôn giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hiện bệnh đã có vaccine và mọi người được khuyến cáo nên tiêm phòng 1 lần/năm để phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Bệnh cúm A/H5N1 và H1N1
Đây là 2 loại virus cúm mới, có nguồn gốc từ gia cầm, dễ dàng lây từ người sang người qua đường hô hấp, qua tiếp xúc vật dụng nhiễm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm virus cúm A/H5N1 hoặc H1N1. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh như suy hô hấp cấp, suy giảm miễn dịch, viêm phổi, viêm não,… dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. Ngày 06/02, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và ở người.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý không ăn các sản phẩm gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn… Khi có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm thì cần đến ngay cơ sở y tế.
Bệnh Sởi, Rubella
Sởi và rubella có khả năng lây lan qua đường hô hấp rất nhanh, thời gian ủ bệnh lâu (trên 10 ngày) với các triệu chứng sốt, nổi ban, mệt mỏi.
Hiện cả 2 loại này đều đã có vaccine phòng bệnh, vì vậy cần chú ý tiêm phòng cho trẻ và phụ nữ có thai đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ngoài ra, để phòng bệnh, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ…
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên đã có vaccine phòng bệnh. Bệnh lây nhiễm từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.
Bệnh cũng lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung… với người đang bị thủy đậu.
Bệnh quai bị
Quai bị rất dễ lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp. Vì vậy nếu không cẩn trọng để tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh thông qua ho và hắt hơi thì sẽ rất dễ nhiễm bệnh.
Biểu hiện bệnh gồm sốt, đau đầu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt mang tai,… gây ra các biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn gây vô sinh. Để phòng bệnh quai bị, cách hiệu quả nhất là tiêm vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh nhân đa phần chỉ có biểu hiện nhẹ, có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu mắc bệnh do chủng virus EV71 thì thường có diễn biến nặng, thậm chí gây tử vong.
Để phòng bệnh, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, chế biến thức ăn; không tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh…
Bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường sẽ đi ngoài nhiều lần gây mất nước, nếu không có biện pháp kịp thời có thể dễ dẫn đến tử vong. Tiêu chảy chủ yếu lây qua đường tiêu hóa vì thế để phòng bệnh cần thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn chín uống sôi…
Thế Định
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ