Ăn ốc đúng cách như thế nào?

Ngâm ốc quá lâu, chế biến không sạch, luộc không kỹ... khiến cơ thể dễ bị nhiễm ký sinh trùng gây ngộ độc.

Ốc là món ăn quen thuộc, bổ dưỡng, tuy nhiên ăn thế nào tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. 

Không ngâm ốc quá lâu

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. 

Ngoài ra, ốc có thể sống khá lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi mua ốc nếu không chế biến ngay, ốc bị chết, biến chất và ảnh hưởng đến những con ốc sống còn lại. Khi ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột như bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc...

Không làm sạch ốc trước khi chế biến

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ốc sống gần bùn và nhiều tạp chất nên cần làm sạch trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh. Ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn và tránh ngộ độc. Ốc không được chế biến kỹ lưỡng, lượng ốc chết nhiều, làm cho nguy cơ bị ngộ độc càng tăng cao.

Nên loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều.

Nên cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ ngộ độc cao hơn bình thường.

Luộc ốc chưa kỹ

Theo chuyên gia, đa số hải sản chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt rất cao và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ hơn 80 độ C. Do đó, ốc phải được luộc kỹ trong nước sôi khoảng 4-5 phút, không nên ăn ốc tái để tránh nguy cơ nhiễm mầm bệnh và ký sinh trùng.

Nếu ăn ốc chưa luộc kỹ, bạn dễ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng gây nên.

Vừa ăn ốc vừa uống bia, rượu

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, nhiều người có thói quen dùng hải sản làm đồ nhắm mỗi khi uống bia rượu. Trên thực tế, các loại ốc, tôm, cua... khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric gây bệnh gout. Trong thành phần rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric.

Lưu ý

Ăn ốc trung bình một đến 2 lần một tuần. Sau khi ăn hải sản 2 giờ mới dùng hoa quả, do những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, protein sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu... 

Ốc nhiều protein nên những người bị gout, viêm khớp cần hạn chế. Natri trong ốc cũng khiến bệnh tiểu đường, thận trở nên trầm trọng. Những người bị ho, hen nên tránh ăn hải sản.

Người có tiền sử bị dị ứng với hải sản nói chung và ốc nói riêng thì không nên ăn ốc vì rất dễ bị đau bụng, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.

Khi bụng không được khỏe, vừa bị tiêu chảy hoặc mới ốm dậy thì không nên ăn ốc có thể gây hại cho đường ruột dẫn đến khó tiêu, đi ngoài...

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

Sống lành mạnh - 13/03/2024

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Sống lành mạnh - 12/03/2024

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Sống lành mạnh - 10/03/2024

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Sống lành mạnh - 06/03/2024

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới