Ba năm 'chết đi sống lại' của cô gái bị chồng tưới xăng đốt

Theo VnExpress 10:08 26/01/2021 - Sống lành mạnh
Ba năm kể từ ngày bị chồng tưới xăng thiêu sống, bỏng 79%, Mai dần quen với những vết sẹo trên cơ thể, tự nhủ "phải bước qua quá khứ".

Buổi chiều tháng 3/2018, Mai và chồng xảy ra cãi vã. Chồng cầm can xăng tưới lên người vợ, bật lửa. Toàn thân người phụ nữ 21 tuổi bùng lên như ngọn đuốc. Hàng xóm dập lửa, đưa Mai đến bệnh viện huyện sơ cứu. Cô được chuyển đến Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Hà Nội, cùng ngày.

Mai nhớ lại: "Lúc đó tôi mất cảm giác nhưng đầu đủ tỉnh táo nhìn thấy từng lớp da bong tróc. Cú sốc ngày hôm đó đã xáo trộn tất cả và là nỗi ám ảnh cả cuộc đời này".

Lúc nhập viện, toàn thân Mai băng kín. Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Minh điều trị chính cho Mai, cho biết bệnh nhân bỏng nặng, diện tích tổn thương hơn 79% cơ thể, trong đó 54% da bị bỏng sâu, nhiều nhất ở thân mình. Vùng mặt may mắn không bị bỏng.

Mai khi điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mai khi điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mai điều trị trong phòng sấy nóng để vết thương khô nhanh. Mai mô tả, bên trên là hệ thống máy sấy phòng cấp cứu, bên dưới thì bố mẹ dùng máy cầm tay sấy, nóng 40-50 độ vẫn phải chịu đựng.

Ám ảnh "chết đi sống lại" là những lần lấy da đầu để ghép vào những vùng da tổn thương trên cơ thể. Mai được lấy da đầu 4 lần, mỗi tuần một lần. Sau đó, bác sĩ cố gắng tìm kiếm những vùng da không bị tổn thương để lấy ghép nơi khác. Tuy nhiên vùng diện tích bỏng lớn, phần da lành không nhiều, bác sĩ động viên Mai lấy da vùng ngực. Ban đầu, cô không đồng ý, bác sĩ mất một tuần thuyết phục Mai hiểu "muốn sống thì phải chấp nhận".

Mai còn bị nhiễm nấm tạng, nấm máu gây suy giảm miễn dịch, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cô sốt cao liên tục. Phần da ghép không tương thích, chết da, thuốc kháng sinh không khống chế cơn sốt.

"Tình huống nguy kịch trong khi thuốc điều trị đắt đỏ, ai cũng nghĩ Mai lành ít dữ nhiều", bác sĩ Minh cho biết.

Lúc ấy, cứ mỗi lần chuẩn bị vào ca phẫu thuật, Mai lại xin lỗi bố mẹ vì phải nhọc lòng chăm sóc, "như lời trăng trối nhỡ không qua khỏi".

Trong 4 tháng, Mai trải qua 7 ca phẫu thuật. Có lần, Mai cầu xin bác sĩ rút hết ống truyền để ra đi nhẹ nhàng. Rồi nhìn bố mẹ, cô tự nhủ phải kiên trì hơn. Bác sĩ Minh cũng thường xuyên động viên giúp cô tránh suy nghĩ tiêu cực, muốn từ bỏ cuộc sống.

Mai cho biết, hiện cô tự tin hơn nhiều, cố gắng gượng dậy để sống tiếp, sống tốt, không để bố mẹ phiền lòng. Ảnh: Thùy An
Mai cho biết, hiện cô tự tin hơn nhiều, cố gắng gượng dậy để sống tiếp, sống tốt, không để bố mẹ phiền lòng. Ảnh: Thùy An

Sau khi xuất viện, Mai vẫn mơ thấy ác mộng và ám ảnh cảm giác toàn thân đau đớn, bỏng rát thấu xương. Mỗi ngày, bố thường xuyên vệ sinh, lau người cho con, tránh để nhiễm trùng, còn mẹ không dám đối mặt. Dần dần, Mai học làm quen với vết sẹo trên cơ thể, tinh thần không còn u uất. Hiện, cô đã tự chăm sóc được cho bản thân, tự tắm và đi lại dễ dàng hơn sau ba năm tập luyện.

Mai đi học trở lại từ cuối năm 2019. Ban đầu, gia đình phản đối nhưng sau cũng đành chiều ý, "sợ con ở nhà nhiều lại dễ nghĩ quẩn". Sau tai nạn, cô đi lại khó khăn hơn, chân phải vẫn bị mất cảm giác, ngón chân co kéo không thể trụ vững. Hàng ngày, cô cũng phải mặc đồ dài để che kín những vết sẹo lớn, nhỏ dày đặc trên cả thân mình.

Mai đang là sinh viên năm hai, chuyên ngành Dược ở trường Y Thái Bình. Mai hy vọng khi tốt nghiệp mở cửa hàng thuốc vừa không cần đi lại nhiều, có thu nhập trang trải cuộc sống, đỡ đần gia đình. Cô nhận được học bổng, tiếp thêm động lực vượt lên số phận, chiến thắng bệnh tật. Mai gặp gỡ nhiều bạn bè, có nhiều người ngỏ lời thương song hiện tại cô chỉ muốn tập trung cho bản thân, chưa sẵn sàng cho mối quan hệ mới.

"Tôi vẫn ngờ vực, mất niềm tin nên luôn giữ khoảng cách an toàn với mọi người. Hơn nữa, cuộc sống còn chông chênh nên không lên kế hoạch dài", Mai chia sẻ.

Khi được hỏi "động lực làm lại từ đầu là gì?", cô gái chia sẻ: "Không trả lời được cụ thể là gì nhưng tôi cảm nhận được sự nhẹ nhõm khi vượt qua quá khứ và sống tiếp". Cô mong mọi người xung quanh sẽ dần quên chuyện buồn mà chỉ nhớ đến một Ngọc Mai đang nỗ lực để sống tốt hơn mỗi ngày.

*Tên nhân vật được thay đổi

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới