‘Bắn’ 10 điếu thuốc lào mỗi ngày, người đàn ông mọc u lệch mặt
3 ngày sau ca phẫu thuật u tuyến nước bọt ở mang tai trái, ông Thành khoe sức khoẻ đã hồi phục hoàn toàn, vết mổ khô, không có dịch, không đau đớn. Ông đang chờ kết quả sinh thiết khối u tại 2 bệnh viện để xác định u lành hay ác tính.
Bệnh nhân Đinh Bá Thành, 59 tuổi ở Thái Bình chia sẻ, cách đây 2 năm, trong một lần ngủ trưa ông tình cờ phát hiện mang tai trái có một khối u nhỏ, cứng, ấn vào không đau.
Công việc làm nông bận bịu khiến ông bẵng quên. Gần đây ông thấy khối u to nhanh làm mặt lệch hẳn sang một bên, nuốt vướng kèm đau tức, đặc biệt khi nằm nghiêng.
Ông kể, bản thân hút thuốc lào từ khi mới 14 tuổi, đến nay đã 45 năm, ngày nhiều nhất hút 10 điếu.
Khi đến Bệnh viện Việt Nam – Cuba thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ông mắc u tuyến nước bọt Warthin. Khi lấy ra, khối u có kích cỡ 2x3cm, bên trong chứa nhiều dịch.
Nằm sát phòng ông Thành là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Tâm, 43 tuổi ở Hà Nội. Anh Tâm đã từng 2 lần phẫu thuật u tuyến nước bọt nhưng 4 năm nay lại tát phát, đè đẩy dây thần kinh, lệch mặt trái.
Anh Tâm có tiền sử nghiện thuốc lá suốt 20 năm nay, mỗi ngày hút 10 điếu. Khối u của anh Tâm là dạng hỗn hợp, có kích cỡ khoảng 3x4cm, bác sĩ chỉ định phẫu thuật bóc sạch, xong bệnh nhân bị huyết áp cao nên chưa thể can thiệp.
BS Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba cho biết, khối u tuyến nước bọt hầu hết là lành tính, hay gặp ở tuyến mang tai, chiếm 5-10% khối u vùng hàm mặt.
Khối u tuyến nước bọt đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân nam 40-60 tuổi có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào. Tuy nhiên bệnh viện cũng từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 64 tuổi nghiện thuốc lá mắc u này.
“U tuyến nước bọt gồm thể hỗn hợp hoặc Warthin, phần lớn lành tính nhưng nếu để muộn có thể gây liệt mặt, chảy máu trên da, tê bì, ù tai, thậm chí tiến triển thành ung thư, khi đó sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ phải xạ trị, hoá trị”, BS Thái thông tin.
Theo BS Thái, khi bóc u tuyến nước bọt phải hết sức lưu ý, tránh chạm vào dây thần kinh có thể gây liệt mặt, chảy máu, nếu để sót u sẽ tái phát. Để tránh u “mọc” lại, một số trường hợp phải cắt rộng bán phần khối mang tai.
Để phát hiện sớm u tuyến nước bọt, người dân cần định kỳ khám sức khoẻ, khi phát hiện khối bất thường vùng hàm mặt cần đến các bệnh viện, chuyên khoa hàm mặt để kiểm tra.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ