Bí kíp giảm lượng muối cho người ăn quá mặn

Không để nước mắm, muối trên bàn ăn; hạn chế ăn dưa cà muối, thức ăn chế biến sẵn; chỉ cho nửa gói gia vị vào mì ăn liền...

null

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, lượng muối trung bình một người tại Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g mỗi ngày, thừa gấp hai lần lượng muối so với 5 g theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết thận là cơ quan chủ yếu giải quyết lượng muối dư thừa trong cơ thể. Khi muối tích lũy, cơ thể phải giữ nước lại để pha loãng, dẫn đến tăng thể tích dịch quanh tế bào, tăng thể tích máu. Tim phải tăng công suất làm việc, mạch máu chịu áp lực nhiều hơn.

"Ăn quá 5 g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp", bác sĩ Niên nói.

Theo thời gian, áp lực quá tải dẫn đến thành mạch chai cứng và gây tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Ăn nhiều muối gây tổn thương tim, động mạch, thận và có hại cho xương.

Những trường hợp cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị như có bệnh lý và dùng thuốc gây hạ natri máu hoặc giữ nước, chế độ ăn đặc biệt như suy tim, đái tháo đường. Trẻ 2 đến 15 tuổi cần giảm muối ăn dưới 5 g và điều chỉnh thích hợp với nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của trẻ em. Người bình thường cũng chỉ nên ăn muối với lượng vừa phải theo quy định.

Cách để giảm lượng muối

Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm... cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người mỗi ngày.

Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và không thêm muối khi nấu. Không nên lạm dụng bột nêm khi nấu thức ăn và thay thế muối i-ốt.

Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, xúc xích, giò chả, các loại khô mắm, dưa muối và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nên chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn. 

Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối. Hạn chế ăn tiệm, nhà hàng và không nên ăn hết nước sốt. Khi ăn thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, chỉ nên nêm nửa gói gia vị và nên bổ sung rau vào bát mì để được đầy đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng hơn.

Bác sĩ Niên khuyến cáo việc sử dụng quá ít muối cũng không có lợi cho sức khỏe nên mọi người cần ăn đủ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/bi-kip-giam-luong-muoi-cho-nguoi-an-qua-man-4012504.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới