Bốn thói quen ăn uống khiến bạn mệt mỏi cả ngày

Bỏ bữa chắc chắn khiến bạn không đủ sức làm việc nhưng nếu ăn tùy tiện, bạn cũng uể oải, mệt lả.

Bạn không thể tỉnh dậy vào buổi sáng và luôn cảm thấy thẫn thờ trong cả ngày. Tới buổi tối, bạn chỉ muốn lên giường ngủ luôn dù chưa ăn. Có phải bạn đã già hay do ảnh hưởng của thời tiết nóng lạnh bất thường?

Trên thực tế, phần lớn những người trải qua tình trạng này không liên quan tới vấn đề tuổi tác hoặc mệt mỏi do chuyển mùa. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, khả năng cao nhất là do bạn đang ăn sai cách.

Dưới đây là 4 thói quen ăn uống chưa đúng mà nhịp sống hiện đại khiến bạn dễ mắc phải:

Bữa ăn sáng không đủ chất lượng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Qua một đêm, toàn bộ năng lượng của bạn đã tiêu hao hết. Bởi vậy, cơ thể bạn cần nạp một nguồn thực phẩm mới để lấy lại sức lực. Do đó, bữa ăn sáng trở nên rất quan trọng.

Không ăn sáng sẽ khiến bạn kiệt sức nhưng một bữa sáng sơ sài cũng không đem lại nhiều lợi ích. Bạn đừng chỉ trông chờ vào một mẩu bánh mì và cốc trà sữa.

Một bữa sáng chất lượng cần có đủ ngũ cốc nguyên cám (bánh mì, gạo lứt) thêm các loại cá, đậu, trứng, rau, hoa quả, sữa, chất béo có lợi. Dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái cả ngày.

Uống trà và cà phê sai thời điểm

Nhiều người thường có thói quen thức dậy sớm với một tách cà phê để đầu óc minh mẫn. Nhưng bạn có biết việc uống cà phê khi ăn sáng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới việc hấp thụ sắt?

Sắt là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta cảm thấy mạnh khỏe, tràn đầy sinh lực. Bởi vậy, đừng để cà phê vô tình ảnh hưởng tới tinh thần của bạn.

Tương tự như vậy, uống trà đặc kéo dài sẽ làm giảm việc hấp thụ đồng.

Ăn quá nhiều
Ảnh: Medium
Ảnh: Medium

Nếu bạn nạp quá nhiều carb (mì, bánh mì…) vào bữa trưa, não của bạn sẽ có cảm giác bạn muốn nghỉ ngơi. Bởi vậy, nếu muốn làm việc hiệu quả sau bữa trưa, bạn cần lưu ý ăn no tới ngưỡng 80%, thêm thịt, cá, trứng, rau. 

Không uống đủ nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nước chiếm khoảng 60% khối lượng cơ thể và lượng nước hấp thụ vào có thể giúp bài tiết những chất độc hại. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ giảm bớt gánh nặng, bớt cảm giác mệt mỏi.

Do đó, việc uống nước thường xuyên rất quan trọng. Tuy nhiên, do nhịp sống gấp gáp, nhiều người dễ dàng quên việc bổ sung nước cho bản thân.

Thêm vào đó, một số người uống nước có chứa đường vì sở thích và giải khát. Điều đó lại khiến cơ thể xuống sức hơn.

Về cơ bản, những người có sức khỏe bình thường cần từ 1,5 tới 2 lít nước để thúc đẩy việc trao đổi chất. Uống nước vào sáng sớm giúp thanh lọc cơ thể.

Ngoài ra, bạn không nên uống nhiều nước một lúc, hãy uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Nhờ đó, cơ thể có thể thay thế nước theo từng giai đoạn, giúp chức năng trao đổi chất hiệu quả nhất.

An Yên (Theo Aboluowang)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới