Các loại thực phẩm bác sĩ dinh dưỡng không chọn mua

Một số loại thực phẩm tưởng chừng bổ dưỡng như thanh ngũ cốc, sản phẩm ít chất béo, không đường lại không có lợi như bạn tưởng.

Dưới đây là những sản phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng thường không ăn. Danh sách này sẽ khiến bạn có cái nhìn khác về việc mua sắm thực phẩm của mình: 

Thanh ngũ cốc

null

Thanh ngũ cốc thường được cho là món ăn nhẹ thích hợp với người muốn có lối sống lành mạnh và giảm cân. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng không nghĩ vậy.

Nhiều thanh ngũ cốc chứa một lượng lớn đường, muối và chất béo bão hòa. Đôi khi, không có gì khác biệt nếu bạn ăn một thanh kẹo hoặc một thanh ngũ cốc.

Bánh mì nguyên cám của hãng lớn

Bánh mì nguyên cám được làm từ các loại ngũ cốc nghiền mịn, được coi là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất, vì giàu chất xơ và khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn.

Tuy nhiên, bánh mì nguyên cám mua ở cửa hàng lớn thường chứa chất bảo quản, thêm muối và đường.

Các sản phẩm “ít chất béo” hoặc “không đường”

Các từ “ít chất béo” hoặc “không đường” có thể trở thành yếu tố kích thích mua hàng đối với những người tuân theo chế độ ăn kiêng.

Tuy nhiên, các sản phẩm không chứa chất béo và đường cũng trở nên không có mùi vị. Bởi vậy, nhà sản xuất thêm chất tạo hương thơm làm hỏng chế độ ăn và sức khỏe của bạn.

Thịt chế biến sẵn

Thịt đã qua chế biến có chứa các chất phụ gia để thịt trông hấp dẫn hơn và giúp kéo dài thời hạn sử dụng. Đó là thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp, thịt viên...

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn tự chế biến các món từ thịt để kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể.

null

Bánh gạo tưởng chừng vô hại vì không chất béo, không đường, ít calorie. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn loại bánh này, vì chúng được biến thành đường sau khi vào đến hệ tiêu hóa của bạn.

Người ăn nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bánh gạo không thể được coi là một món ăn lành mạnh.

Trái cây đóng hộp

Nhiều thương hiệu trái cây đóng hộp có xu hướng sử dụng xi-rô như một chất bảo quản. Xi-rô có thể chứa quá nhiều đường và giá trị dinh dưỡng của trái cây giảm đáng kể vì điều này.

Mì ống tinh chế

Hầu hết mọi người thích mì ống tinh chế, vì nghĩ rằng lúa mì đã được chế biến để giữ tối đa lượng chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại mì này có hàm lượng calorie cao hơn và chứa ít chất xơ hơn. Điều đó có thể khiến bạn đói nhanh và kích thích ăn thêm. 

Nước ép bán sẵn

null

Xu hướng nước detox xanh chế biến từ các loại rau củ được nhiều người ưa chuộng. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại nghi ngờ về tác dụng của chúng.

Đầu tiên, nước trái cây có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang uống. Thứ hai, nước ép bán trong các cửa hàng có thể chứa lượng đường lớn, không lợi cho sức khỏe.

An Yên (Theo Brightside)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới