Các mối nguy tiềm ẩn với người thích ăn tráng miệng
Sau bữa ăn, nhiều người có thói quen dùng các loại bánh trái theo sở thích. Tuy nhiên, trong một số món có chứa nhiều đường. Ăn lượng đường lớn trong thời gian dài có các tác hại như giảm khả năng sinh sản, gây viêm nhiễm, dẫn đến kháng insulin, tăng huyết áp.
Bạn nên tránh thực phẩm nhiều đường có thể cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa những vấn đề dưới đây:
Tăng huyết áp
Nếu huyết áp tăng bất thường, bạn hãy kiểm tra lượng đường nạp vào cơ thể. Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày có tác dụng đáng kể đến việc hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Thay cho bánh, bạn có thể ăn một số loại trái cây có chứa đường tự nhiên giúp giảm huyết áp.
Giảm khả năng sinh sản
Ăn quá nhiều đường sẽ làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ và có thể dẫn đến suy giảm chất lượng tinh dịch của nam giới. Để cải thiện khả năng sinh sản, bạn tốt nhất nên tránh chế độ ăn nhiều đường.
Kháng insulin
Kháng insulin thường là giai đoạn trước của bệnh tiểu đường và bản thân tình trạng này cũng là một dạng bệnh lý. Quá nhiều glucose trong máu có thể ức chế khả năng hấp thụ đường và biến thành năng lượng cho cơ thể. Các dấu hiệu của kháng insulin bao gồm cảm giác luôn đói khát, huyết áp cao, vòng eo lớn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Tâm trạng không tốt không phải lúc nào cũng do ngủ không đủ giấc hoặc căng thẳng quá mức. Ăn nhiều đường cũng có thể tăng khả năng rối loạn tâm trạng. Những người bị trầm cảm hoặc có nguy cơ bị trầm cảm có xu hướng thích ăn những món có nhiều đường hơn, điều này làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Các vấn đề về răng miệng
Cha mẹ thường khuyên các con không nên ăn quá nhiều đường vì nguy cơ sâu răng. Đồ uống có đường và đồ ngọt đặc biệt gây hại với ở trẻ em. Men răng dễ bị đường làm suy yếu. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy đau hoặc sâu răng, việc nạp quá nhiều đường sẽ là một nguyên nhân cần tính tới.
Giảm trí nhớ và khả năng nhận thức
Khi bạn tăng tuổi tác, suy giảm nhận thức là bình thường. Tuy nhiên, các món nhiều đường cũng có thể gây ra tình trạng này. Mặt khác, một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa và axit béo lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe não bộ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tiêu thụ nhiều đường gây ra các tác hại như tích tụ chất béo trong gan và tăng huyết áp, gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các vấn đề về răng miệng do ăn quá nhiều đường cũng liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch.
Ảnh hưởng của đường đối với cơ thể là rất lớn. Quá nhiều đường có thể khiến bạn béo phì, bệnh tiểu đường và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và bệnh tim.
Ăn ít thực phẩm có đường như kẹo và bánh ngọt là một bước quan trọng để hướng tới một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bạn không chắc thức ăn của mình có nhiều đường hay không, bạn nên xem nhãn dinh dưỡng.
An Yên (Theo Sina)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?