Các món ăn tưởng tốt lại khiến bụng của bạn khó chịu

Sữa hạnh nhân, trái cây khô, thanh dinh dưỡng thường được đánh giá là thực phẩm chất lượng nhưng vẫn có mặt trái khi ăn nhiều.

Đôi khi bạn tưởng mình đang có một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và tập thể dục theo cách bạn nghĩ là đúng. Vậy tại sao bạn vẫn gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng và các vấn đề rắc rối ở bụng?

Trên thực tế, có những loại thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe, nhưng có thể là nguyên nhân thầm lặng khiến bạn bị đầy bụng.

1. Thanh dinh dưỡng

Thủ phạm: Protein đậu nành

null

Trong một số thanh dinh dưỡng có thành phần  protein cô lập từ đậu nành. Cũng giống như các loại đậu khác, trong đậu nành có chất oligosaccharide, các phân tử đường mà cơ thể không thể phân giải hoàn toàn. Khi đó, phần oligosaccharide đọng lại sẽ bám vào nơi chúng lên men, gây đầy hơi, chướng bụng.

2. Trái cây sấy khô

Thủ phạm: Fructose

null

Hoa quả sấy khô có thể là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ tuyệt vời. Nhưng đó lại là thực phẩm không tốt với người không hấp thụ được fructose - đường tự nhiên.

Trái cây khô có hàm lượng fructose cao. Bởi vậy, những người nhạy cảm nên chọn các loại quả mọng và trái cây họ cam quýt.

Nếu bạn vẫn thích đồ sấy khô bán sẵn, hãy nhớ đọc nhãn trước khi mua trước khi quyết định mua. Nhiều loại thực phẩm sấy khô còn được cho thêm đường.

3. Sữa hạnh nhân

Thủ phạm: Carrageenan

null

Nhiều người dị ứng lactose không thể uống sữa có nguồn gốc động vật. Bởi vậy, các loại sữa hạt, trong đó có sữa hạnh nhân, là lựa chọn yêu thích.

Tuy nhiên, trong sữa hạnh nhân có carrageenan - một chất đáng lo ngại. Chất này khó tiêu hóa, không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Carrageenan gây hại cho hệ tiêu hóa và có thể dẫn tới tình trạng sưng viêm loét.

4. Kẹo cao su

Thủ phạm: Sorbitol

null

Nhai kẹo cao su có vẻ là một thói quen vô hại, nhưng điều đó còn tùy thuộc vào chủng loại bạn lựa chọn. Một số mẫu kẹo cao su không đường chứa sorbitol - chất tạo vị ngọt, có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.

Sorbitol cần một thời gian dài để phân giải, hấp thụ, lượng tồn dư còn đọng lại trong ruột non sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, thậm chí tiêu chảy kéo dài và mắc các bệnh liên quan tới dạ dày, ruột.

An Yên (Theo Eatthis)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới