Cách sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, cho biết lượng chất béo dung nạp hàng ngày của cơ thể tối đa 25% tổng năng lượng, tương đương không quá 4 muỗng cà phê dầu ăn. Ăn quá nhiều dầu sẽ thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não...
Để sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe, cần tìm hiểu thành phần nguyên liệu, sử dụng và bảo quản đúng cách.
Tìm hiểu thành phần, nguyên liệu
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, nguyên liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu để cân nhắc chọn dầu ăn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy dầu thực vật chứa nhiều dưỡng chất, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ức chế các gốc tự do gây lão hóa và ung thư.
Các loại dầu có lợi cho sức khỏe là dầu gạo, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu nành... Mỗi loại dầu ăn có các axit béo và dưỡng chất khác nhau, vì vậy nên sử dụng đa dạng dầu ăn.
Dùng xen kẽ các loại dầu
Trong bếp nên có sẵn 2 loại dầu ăn. Loại dầu có hàm lượng axit béo thiết yếu cao như đậu nành, dầu vừng... dùng để xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt cá. Loại dầu có thể sôi ở nhiệt độ cao dùng để chiên, rán. Không dùng dầu ô liu để rán hay xào.
Không chiên dầu ở nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm và sản sinh nhiều chất có hại, làm cháy khét món ăn. Vì vậy, nên chiên rán ở nhiệt độ vừa phải. Chờ chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào.
Không dùng dầu chiên lại nhiều lần
Thực phẩm chiên với dầu mới cho màu tươi, thơm ngon. Chiên với dầu tái sử dụng nhiều lần, món ăn sẽ có màu vàng sậm, mùi khét, không an toàn cho sức khỏe.
Do đó, phần dầu ăn dư thừa sau một lần chiên nên đổ đi, không dùng lại. Dầu ăn dùng lại dễ bị ôxy hóa dẫn đến thay đổi về mùi vị và màu sắc của món ăn, các chất dinh dưỡng bị phá hủy. Sử dụng dầu chiên nhiều lần lâu dài còn làm tăng nguy cơ ung thư.
Dùng dầu ăn phù hợp với độ tuổi
Cơ thể trẻ nhỏ có nhu cầu cao về chất béo. Cần cung cấp đầy đủ từ cả hai nguồn động và thực vật; DHA, omega 3 để trẻ được phát triển toàn diện.
Càng lớn tuổi, nhu cầu cơ thể về chất béo và đặc biệt là mỡ động vật càng giảm. Khi đó cần giảm tỷ lệ mỡ động vật trong khẩu phần và sử dụng các loại dầu ăn chứa omega 3, 6, 9... để bảo vệ sức khỏe.
Bảo quản dầu ăn
Tiến sĩ Ngữ khuyên nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, để dầu ở lọ sành, chai thủy tinh sạch và khô ráo, tránh đựng trong đồ vật bằng kim loại.
Trong quá trình sử dụng nên để dầu chỗ mát, không cất nơi quá nóng, tránh ánh sáng, đậy kín chai sau mỗi lần dùng.
Thùy An
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?