Cần sa điện tử - cái chết đến dần với người hút

Theo VnExpress 09:00 04/01/2021 - Sống lành mạnh
Hút cần sa điện tử, không kể tần suất, có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản, thở khò khè, nhiễm nCoV dễ trở nặng, theo nghiên cứu tại Mỹ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open hôm 22/12.

Jessica Braymiller, giáo sư tại Trung tâm Khoa học Điều tiết về Thuốc lá, Đại học Nam California, tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết: "Do ảnh hưởng của Covid-19, chúng tôi mới xác định được những người sử dụng nicotine hoặc cần sa điện tử sẽ mắc bệnh về hô hấp, song chưa thể nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh đặc trưng đó".

Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay cần sa, ma túy tổng hợp còn được gọi là bồ đà, bu, cỏ, tài mà, pin... Cần sa dùng dưới dạng hút, vape, hít, uống, gần đây xuất hiện kiểu chơi là trộn vào thành phần thuốc lá điện tử để hút. Kiểu hút cần sa này đã xuất hiện ở Việt Nam. Gần đây Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một số ca cấp cứu do hút cần sa trộn thuốc lá điện tử.

Kết quả khảo sát trực tuyến của nhóm giáo sư Jessica Braymiller cho thấy hơn 2.000 học sinh cấp 3 tại nam California, từng hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử (vape), có triệu chứng của các bệnh về hô hấp. Người dùng cần sa điện tử cũng dễ bị viêm phế quản hơn. Tần suất sử dụng càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Sử dụng cần sa điện tử từ 3 ngày trở lên trong một tháng làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm hoặc thu hẹp đường hô hấp, triệu chứng thường là khò khè.

Tiến sĩ Albert Rizzo, giám đốc y tế của Hiệp hội Phổi Mỹ, cho biết: "Nghiên cứu cũng chỉ ra ho, có đờm và thở khò khè là triệu chứng của viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu thêm để xác định liệu đây có phải biểu hiện của bệnh phổi mạn tính hay không".

Theo chuyên gia, phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19, những người hút thuốc và thuốc lá điện tử khi nhiễm virus có nguy cơ trở nặng và tử vong cao hơn.

Thomas Wills, giáo sư kiêm giám đốc Chương trình phòng chống Ung thư tại Trung tâm Ung thư Đại học Hawaii, cho biết: "Bài học rút ra là sử dụng bất kỳ loại thuốc lá điện tử nào đều có hại cho sức khỏe của thanh thiếu niên, đặc biệt là trộn thêm cần sa".

Đến nay, sự khác nhau giữa các triệu chứng khi sử dụng cần sa điện tử và thuốc lá điện tử chưa được giải thích rõ ràng. Giáo sư Braymiller cho rằng: "Có thể là do các thành phần hóa học khác nhau. Khi sử dụng vape, bạn đốt chất lỏng để hít vào. Sự khác biệt về mặt hóa học có trong nicotine và cần sa gây ra những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn".

Tiến sĩ Rizzo khuyến cáo: "Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của mình, đừng hút vape. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, những người hút thuốc và vape có nguy cơ biến chứng khi mắc Covid-19 cao hơn những người khác".

Hải Chi (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới