Cảnh báo, tinh dầu đuổi muỗi chứa thuốc trừ sâu khiến 4 người ngộ độc
2 vợ chồng bệnh nhân ở Hoà Bình bị ngộ độc tinh dầu đuổi muỗi vừa được chuyển xuống Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, cả 2 chuyển đến trong tình trạng tỉnh táo nhưng chóng mặt, đặc biệt người chồng 36 tuổi đau nhức nhiều 2 mắt, giảm khứu giác, các cơ quan khác không phát hiện bất thường.
Trước đó vào ngày 6/4, cả nhà gồm 4 người đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình cấp cứu trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn nhiều, mệt mỏi sau 3 ngày dùng đèn xông tinh dầu đuổi muỗi trong phòng ngủ.
Sau 3 ngày điều trị, 2 con nhỏ gồm bé 3 tuổi và 8 tuổi may mắn hồi phục, được xuất viện, riêng 2 vợ chồng bị nặng nên tiếp tục nằm viện theo dõi, sau đó được chuyển tuyến kèm theo lọ tinh dầu.
Người vợ cho biết mua đèn xông tinh dầu đuổi muỗi với giá 80.000 đồng tại một tiệm tạp hoá, bên ngoài có chữ Hàn Quốc, không có nhãn tiếng Việt dịch kèm. Trước khi chuyển vào phòng ngủ, gia đình đã đặt thiết bị này tại cửa hàng tầng 1 suốt một tuần trước đó.
Kết quả xét nghiệm tại Viện Pháp y quốc gia cho thấy, trong lọ tinh dầu có chứa thành phần cypermethrine, là thuốc trừ sâu diệt côn trùng, diệt muỗi, ngoài ra đang tiếp tục xét nghiệm để phát hiện thêm các dung môi khác (nếu có).
Theo TS Nguyên, cypermethrine cũng là thành phần trong một số loại thuốc diệt muỗi, tuy nhiên dùng dưới dạng phun tại nhà. Sau phun, các gia đình phải mở thoáng cửa, đi ra ngoài 30 phút đến 1 tiếng rồi về sinh hoạt bình thường.
Khi hít phải cypermethrine, hoá chất sẽ tác động lên niêm mạc, mũi họng, vào các xoang, hệ thần kinh. Tuy nhiên với lượng nhỏ, cơ thể chuyển hoá rất tốt.
“Riêng gia đình này bị nhiễm độc qua đường hô hấp do hít lâu dài. Nếu xét nghiệm phát hiện thêm các dung môi khác, đặc biệt là hợp chất hydrocarbon có thể gây nhiễm độc thần kinh, khi đó điều trị sẽ phức tạp hơn”, TS Nguyên thông tin.
TS Nguyên khuyến cáo, các gia đình không nên sử dụng các sản phẩm tinh dầu đuổi muỗi trong nhà, đặc biệt các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn tiếng Việt để tránh ngộ độc.
“Tinh dầu tự nhiên rất khó nên thường phải pha thêm hoá chất, hít nhiều đều gây độc với cơ thể. Ngay các loại nhang thơm cũng không nên hít nhiều”, TS Nguyên cảnh báo.
Thúy Hạnh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?