Chuyên gia lý giải nguyên do không nên nhổ lông nách

Sử dụng nhíp để nhổ lông nách có thể khiến các nang lông bị sang thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, gây tình trạng viêm nhiễm tuyến mồ hôi dẫn đến bệnh hôi nách.

Việc nhiều lông ở vùng dưới cánh tay không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm giảm thẩm mỹ, nhất là đối với nữ giới. Lông nách xuất hiện dày cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn làm việc, có thể cộng hợp với các tuyến bã tiết mồ hôi sinh ra mùi khó chịu.

Để loại bỏ lông nách, sử dụng nhíp là một trong những cách các chị em thường hay chọn nhất. Tuy nhiên, đây có thực sự là biện pháp nên làm?

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi sử dụng nhíp để nhổ lông nách, các nang lông, mô mềm xung quanh sẽ bị sang thương.

Nếu bạn có hệ miễn dịch kém (nhất là trong giai đoạn chuyển mùa), việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, gây tình trạng viêm nhiễm tuyến mồ hôi dẫn đến bệnh hôi nách.

“Tôi khuyên mọi người không nên sử dụng phương pháp này vì nguy cơ bị viêm nhiễm khá cao”, bác sĩ Quang nhấn mạnh.

Hình minh họa - Nguồn ảnh: stylecraze.com
Hình minh họa - Nguồn ảnh: stylecraze.com

Với một số trường hợp khác dùng các loại dao cạo để loại bỏ lông nách, bác sĩ Quang cho biết phương pháp này an toàn hơn dùng nhíp. Tuy nhiên, lông mọc lại thường nhanh, nhiều và cứng hơn.

Với phương pháp này, người dùng cần lưu ý sát khuẩn dao cạo thật sạch trước khi sử dụng bởi các vết trầy xước khi cạo lông hoàn toàn có thể là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn hoạt động.

Hiện nay, cách tốt nhất để loại trừ lông nách được các chuyên gia da liễu khuyến cáo là triệt lông. Đây cũng là phương pháp có ích trong việc giảm thiểu tình trạng mùi hôi vùng dưới cánh tay. Bác sĩ Quang nhấn mạnh, phương pháp này được áp dụng với những người từ 12 tuổi trở lên.

Nếu chưa có điều kiện đi triệt lông, bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên với tác dụng ức chế sự phát triển của lông nách như tinh bột nghệ, chanh tươi, sữa tươi, mật ong... Lưu ý, cần thực hiện kiên trì, vệ sinh vùng dưới cánh tay sạch sẽ trước và sau khi thực hiện phương pháp này.

Nguyễn Liên

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới