Dân văn phòng nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao
Cầu toàn quá... cũng dễ rối loạn lo âu, trầm cảm
Chưa bao giờ từ chối công việc sếp giao hay đồng nghiệp nhờ vả, chị N.T (Hà Nội) dù mới ra trường nhận việc 2 năm nhưng luôn được đánh giá cao về năng lực. Tuy nhiên gần đây, T thường xuyên stress, cơ thể yếu đi trông thấy, thường mệt mỏi, “sợ” việc và có thói quen nhổ tóc một cách vô thức.
Ths.BS. Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E cho biết, khi trò chuyện bệnh nhân bật khóc chia sẻ “đã cố gắng hết sức trong công việc nhưng không nhận được sự đền đáp”.
Ông Chung cho biết, thực tế hầu như ai cũng có thể mắc những rối loạn tâm lý, rối loạn tâm thần mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, riêng đối với nhóm dân văn phòng nguy cơ mắc cao hơn, do đặc điểm áp lực công việc lớn, stress kéo dài, liên tục.
Nhận diện rối loạn tâm thần sao?
Theo bác sĩ Chung thông thường nếu có các bệnh cơ thể đau, ốm, sốt mọi người sẽ tới viện khám ngay. Đối với những rối loạn tâm thần chỉ khi có hậu quả mọi người mới tìm đến bác sĩ.
Chính vì vậy, việc nhận diện ra các rối loạn tâm thần can thiệp sớm giúp người bệnh nhanh trở lại cuộc sống bình thường là điều vô cùng quan trọng.
Để nhận diện rối loạn tâm thần, theo BS. Chung cần phải lưu tâm đó là: môi trường công việc, vấn đề gia đình, các mối quan hệ, sức khỏe có đang gặp vấn đề gì hay không.
Các dấu hiệu thường gặp:
- Khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, ngủ hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi…
- Trạng thái hay gặp nhất đó là mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.
- Cảm xúc thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình.
- Hoặc lo lắng thái quá, , mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.
Người bệnh dễ có phản ứng tiêu cực trong cuộc sống: dùng chất gây nghiện, gây ảo giác, uống rượu bia để giải tỏa hoặc làm tổn thương bản thân (cắn tay, nhổ tóc, rạch tay…) làm đau bản thân mình.
Thường các dấu hiệu rối loạn tâm thần này sẽ do người bên cạnh nhận ra.
"Nếu gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần cố gắng liên hệ bác sĩ đúng chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời tránh ảnh hưởng tới cuộc sống", BS. Chung khuyến cáo.
Để phòng ngừa rối loạn tâm thần theo chuyên gia cần phải cân bằng các yếu tố trong cuộc sống, công việc, quan hệ bạn bè và sức khoẻ.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?