Dinh dưỡng, vận động như thế nào để nâng cao sức đề kháng
Chương trình do VnExpress và Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome tổ chức với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam.
Các câu hỏi của độc giả tập trung vào 4 nhóm đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người có bệnh lý nền, bệnh mãn tính và người cần cải thiện sức khỏe, vóc dáng để nâng cao chất lượng sống. Theo chuyên gia, đây cũng là 4 nhóm đối tượng nhạy cảm cần đặc biệt quan tâm về dinh dưỡng, vận động bởi sẽ ảnh hưởng đến an sinh, sức khỏe cộng đồng và cả "chất lượng giống nòi" của người Việt như tăng chiều cao, ổn định cân nặng, mang thai và sữa mẹ, cải thiện bệnh lý mạn tính, phòng chống dịch bệnh...
Trực tiếp tư vấn trong chương trình, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc y khoa Nutrihome miền Bắc cho biết, vấn đề sức khoẻ cốt lõi của con người hiện nay không phải là sinh tồn mà là sinh tồn có chất lượng. Điều đó thể hiện qua các tiêu chí gồm có sức khoẻ tốt, tầm vóc lý tưởng, trí não thông minh, ít mắc bệnh tật, có chất lượng sống tốt. Bên cạnh môi trường sống, dinh dưỡng và vận động khoa học là 2 yếu tố cốt lõi và một người muốn đạt được phải thực hiện xuyên suốt từ nhỏ đến lớn.
"Nếu làm tốt các vấn đề dinh dưỡng và vận động, trẻ em có thể cao lớn, thông minh vượt trội; người lớn có thể khoẻ mạnh, phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, tiết kiệm chi phí, công sức và sống có chất lượng cao hơn", Phó giáo sư Lê Bạch Mai nói.
Nhiều câu hỏi của độc giả phản ánh thực trạng chung là người Việt ăn uống và tập luyện tự phát theo thói quen hoặc tự tìm kiếm trên Internet. Theo tư vấn của chuyên gia, các thông tin đó có thể đúng và được áp dụng chung ở mức độ nhất định. Tuy vậy, để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, người dân cần những phác đồ, chỉ định cá thể hoá, phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Mỗi người, mỗi độ tuổi và bệnh lý luôn có sự thích ứng với một chế độ dinh dưỡng, vận động khác nhau, không thể áp dụng một cho tất cả. Đồng thời cần cảnh giác với các thông tin chưa được kiểm chứng khoa học, không nên áp dụng bừa bãi các phương pháp dinh dưỡng, tập luyện vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nhiều người dân có tâm lý chán nản, không muốn khám, điều trị dinh dưỡng hay luyện tập, là do chưa nhìn thấy hiệu quả của quá trình điều trị. Nguyên nhân có thể là do trước đây, ngành dinh dưỡng và y học vận động chưa phổ biến việc dựa trên các kết quả xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu nên quá trình chẩn đoán, điều trị còn nhiều khó khăn. Điều này một phần do thiếu thiết bị chuyên dụng, một phần khác vẫn theo tư duy truyền thống, chưa đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của các kết quả cận lâm sàng (siêu âm, X-quang, xét nghiệm...) trong ngành dinh dưỡng, y học vận động.
"Để khắc phục các hạn chế này, Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome đầu tư lớn về hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng cho ngành dinh dưỡng và y học vận động, nhiều thiết bị lần đầu tiên có tại Việt Nam", Ths.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc y khoa Nutrihome cho biết. Trong số đó có các loại máy như máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC có thể xét nghiệm các vitamin tan trong dầu, tan trong nước, khoáng chất... với độ chính xác đến nanogram/ml; máy xét nghiệm thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ - lần đầu tiên tại Việt Nam, máy phân tích thành phần cơ thể InBody 770 xác định thành phần cơ thể của mỗi người, cảnh báo các chỉ số như diện tích mỡ nội tạng, phần trăm mỡ trong cơ thể, tỷ lệ mỡ từng phần, khối lượng cơ - mỡ..., máy chụp X-quang đo tuổi xương... Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán, chỉ định điều trị và phòng tránh các vấn đề sức khoẻ, bệnh lý phù hợp nhất.
Thông qua phần tư vấn cho độc giả, các chuyên gia cũng giải thích nhiều kết quả xét nghiệm ý nghĩa khi giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn các bệnh lý dinh dưỡng phức tạp như suy dinh dưỡng thể ẩn, người béo phì vẫn bị suy dinh dưỡng, đề kháng kém, không tăng chiều cao và trí tuệ tối ưu, rối loạn chuyển hóa vi chất dinh dưỡng, nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính...
Với những câu hỏi của độc giả về vấn đề vận động, thể thao, các chuyên gia nhận định: không vận động, luyện tập hay tập luyện quá mức, không khoa học đều nguy hiểm bởi đều có nguy cơ gây chấn thương hoặc các hậu quả nặng nề lên hệ cơ xương khớp. Phụ trách tư vấn lĩnh vực này, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thuỵ Song Hà - Giám đốc chuyên môn Y học vận động tại Nutrihome cho biết, mỗi người nên được đánh giá, tầm soát các vấn đề cơ xương khớp và thể trạng tổng quan trước khi tập luyện nhằm phòng tránh các nguy cơ chấn thương hoặc tác động có hại cho cơ thể, đồng thời được tư vấn đầy đủ các bài tập hay môn thể thao phù hợp.
Hiện, nhiều người cũng mắc sai lầm khi tập luyện là không tập trung phát triển đều các tố chất: sức bền, sức nhanh, sự dẻo dai, khả năng phối hợp..., dẫn đến phát triển không toàn diện các khớp, cơ, xương; không biết hoặc không tuân thủ hướng dẫn về khởi động, phòng tránh chấn thương dẫn đến nguy cơ chấn thương cao và các chấn thương cũng nặng nề hơn. Vấn đề dinh dưỡng phù hợp với người chơi thể thao, vận động nhiều cũng là những kiến thức cần được quan tâm đúng mức.
Theo Thạc sĩ An Pha, hơn lúc nào hết, vấn đề dinh dưỡng, vận động khoa học đã trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi độ tuổi, bệnh lý, quyết định sống còn đến sức khỏe, khả năng chống lại bệnh tật, thể lực, trí lực và chất lượng sống của mỗi người dân. "Qua chương trình, chúng tôi vui mừng vì ngày càng nhiều người dân quan tâm đến dinh dưỡng, vận động khoa học, nâng cao chất lượng sống của bản thân và gia đình", ông nói thêm.
Anh Minh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh
Sống lành mạnh - 17/09/2024
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh