Dùng đường thế nào để cơ thể khỏe đẹp?

Theo VnExpress 10:25 18/09/2020 - Sống lành mạnh
Thiếu đường ở mức nhẹ khiến tinh thần suy nhược, dễ cáu gắt, và uể oải; hạ đường huyết ở mức nặng thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Vai trò của đường

Hầu hết những người giảm cân, trị mụn hoặc theo đuổi lối sống lành mạnh và cân bằng (healthy and balance) đều giảm đường trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hạn chế không có nghĩa là chúng ta được phép loại bỏ đường trong chế độ ăn uống. Tương tự protein, chất béo - đường cũng là thành phần vô cùng quan trọng với cơ thể con người.

Đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh.
Đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh.

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, sau khi chúng ta ăn những thực phẩm có chứa đường, cơ thể sẽ phân giải thành các đơn vị đường nhỏ hơn, hấp thụ vào máu và theo máu đến gan. Tại gan sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa các đường này thành glucose và được sử dụng ngay để tạo năng lượng. Phần dư sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và cơ. Khi lượng đường trong máu giảm, glycogen ở gan và cơ sẽ chuyển thành glucose để cung cấp nguồn năng lượng ngay lập tức cho cơ thể hoạt động. Trong trường hợp không được cung cấp đủ lượng đường cần thiết, lượng glycogen tích trữ bị cạn kiệt thì cơ thể phải lấy protein làm nhiên liệu, khi đó thận sẽ bị quá tải và tạo ra những chất gây hại.

Bên cạnh việc cung cấp năng lượng và tạo năng lượng dự phòng cho cơ thể, đường còn cung cấp những dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B1, B2, B5, C; các muối vô cơ gồm canxi, phốt pho, sắt và các axit hữu cơ. Đặc biệt, đường còn giúp cải thiện tâm trạng tức thì: khi được nạp vào cơ thể, đường sẽ kích hoạt trung tâm khoái cảm của não và tạo ra dopamine, gây cảm giác hưng phấn.

Việc cắt giảm đường khi giảm cân, ăn kiêng một cách thiếu khoa học có thể gây rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể. Thiếu đường ở mức nhẹ, cơ thể sẽ mất khả năng tập trung, tinh thần suy nhược, dễ kích động, cáu gắt, và uể oải. Ở các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân hạ đường huyết thường cảm thấy cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, run tay, đánh trống ngực, vã mồ hôi, có nguy cơ bị đột quỵ.

Cách đo lượng đường trong cơ thể

Để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức nào, cách chính xác và cụ thể nhất chính là đo chỉ số đường huyết, dưới sự tư vấn của bác sĩ. Việc đo đường huyết thường được tiến hành trước và sau bữa ăn, trước và sau khi tập thể dục, trước khi đi ngủ, hoặc khi cơ thể cảm thấy không khỏe.

Máy đo đường huyết sẽ cho biết lượng đường trong máu có nằm trong phạm vi ổn định hay không. Bác sĩ cũng sẽ dựa vào chỉ số này để đưa ra kế hoạch ăn uống và tập luyện phù hợp với mỗi cá nhân.

Chìa khóa để cân bằng lượng đường trong cơ thể

Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần tránh những sản phẩm đường không rõ nguồn gốc, nên sử dụng những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng. Nên chọn đường có màu trắng tự nhiên, không biến màu trong quá trình lưu thông. Khi mua hàng, người tiêu dùng phải để ý kỹ ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

Bên cạnh chọn đúng loại đường, khẩu phần ăn uống hằng ngày đảm bảo cân bằng lượng đường được nhiều chuyên gia khuyến khích bao gồm:

- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau củ quả, hạt chia, hạt lanh, hạt bí ngô, hạnh nhân, khoai lang..

- Thực phẩm giàu chất đường bột: Gạo nâu, khoai lang, ngũ cốc...

- Chất béo lành mạnh: Dầu dừa nguyên chất, dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt (như hạnh nhân, hạt chia, cây gai dầu và hạt lanh), bơ...

- Protein chất lượng: Cá hồi, trứng, thịt bò hoặc thịt cừu ăn cỏ, các sản phẩm từ sữa...

- Đường kính: 37,5gram - tương đương 9 muỗng cà phê với nam, 25 gram tương đương 6 muỗng cà phê với nữ (theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA).

Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng rất quan trọng. Các bữa ăn nên cách nhau 3 - 5 giờ. Ba bữa ăn chính bổ dưỡng mỗi ngày, cộng với một vài bữa ăn nhẹ lành mạnh có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể chất hài hòa giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể chất hài hòa giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể.

Tập thể dục cũng ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu vì glucose trong máu được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Tùy thuộc vào cường độ hoặc thời gian luyện tập, các hoạt động thể chất thậm chí có thể làm giảm mức đường huyết trong nhiều giờ ngay cả sau khi đã ngừng vận động. Vì vậy, hãy nhớ ăn uống, tiếp thêm năng lượng cho cơ thể ngay sau khi tham gia các hoạt động thể chất.

Thừa đường hay thiếu đường đều không tốt cho sức khỏe, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, để cơ thể khỏe đẹp bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện cân bằng với lượng đường vừa đủ mỗi ngày.

Diệp Chi

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới