Đường ăn kiêng chưa chắc tốt
Một ngày tháng 6/1878, Constantin Fahlberg vô tình phát hiện hợp chất benzoic sulfimide, còn gọi là saccharin, có tác dụng làm ngọt cực mạnh. Sự tình cờ này khởi đầu một ngành công nghiệp mới, hứa hẹn giúp đỡ hàng triệu người đang nỗ lực giảm cân và bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường huyết.
Không lâu sau đó, các loại chất làm ngọt thay thế đường lần lượt ra đời, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép. Các hợp chất này tạo vị ngọt nhưng không chứa đường hay calorie.
Về sau, nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tính an toàn của các chất làm ngọt nhân tạo. Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn không đủ để đưa ra kết luận. Những năm 1970, saccharin bị nghi ngờ có khả năng gây ung thư bàng quang ở chuột, chính phủ Mỹ có ý định cấm sử dụng. Mặc dù vậy, các nghiên cứu sâu hơn không cho thấy kết quả tương tự trên người. Vì thế, chất này vẫn được lưu hành rộng rãi.
Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng nên thận trọng với các đường ăn kiêng. Chuyên gia dinh dưỡng Jessica Murgueytio cho biết: "Tôi khuyên các bệnh nhân của mình không nên sử dụng nhiều vì chúng ta vẫn chưa hiểu rõ tác động lâu dài của nó lên cơ thể và sức khỏe". Bà cũng cho rằng liều lượng và mức độ thường xuyên chính là yếu tố quyết định.
Mục tiêu tiên quyết vẫn là hạn chế hết sức có thể lượng đường tiêu thụ hằng ngày, theo giáo sư Donald D. Hensrud, chuyên gia về y tế dự phòng và dinh dưỡng tại trường Y, Bệnh viện Mayo Clinic.
"Đường nguyên chất cần được giảm thiểu tối đa vì chúng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làm tăng lượng calorie tiêu thụ, không cung cấp thêm giá trị dinh dưỡng nào, gây ra nhiều vấn đề như sâu răng, viêm nhiễm và các bệnh lý tim mạch".
Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thức uống có ga không đường với hội chứng chuyển hóa và một nhóm các vấn đề như huyết áp cao, tăng đường huyết, thừa mỡ bụng, mức cholesterol và mỡ máu bất thường. Những biểu hiện này làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, tai biến và bệnh lý tim mạch.
Các chuyên gia cho rằng mặc dù không chứa năng lượng, các chất làm ngọt nhân tạo có thể đánh lừa bộ não, khiến nó thèm các loại đường đơn khác, điều đó sẽ làm tăng lượng calorie tiêu thụ.
Tiến sĩ Dana Small, giám đốc trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng và thể chất tại Đại học Yale, cho biết việc sử dụng các chất tạo ngọt cùng với tinh bột, đường có thể khiến cơ thể phản ứng bất thường với insulin. Dù tốt hay xấu, các chuyên gia đều cho rằng nên hạn chế hoàn toàn thức uống có ga và thay thế nó bằng nước lọc.
Linh Phan (Theo Washington Post)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?