Giải nhiệt ngày nắng với nước ép cam

Uống nước ép cam giúp giải nhiệt, cải thiện hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm nguy cơ mắc sỏi thận, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3, những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể thường rơi vào trạng thái thiếu nước và tụt năng lượng. Khi ấy bổ sung một ly nước ép cam giúp cơ thể giải nhiệt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cải thiện hệ miễn dịch

Theo bác sĩ Sơn, nước ép cam một trong các loại nước trái cây giúp cải thiện hệ miễn dịch. Cam chứa 60% hàm lượng vitamin C, hỗ trợ hệ miễn dịch tạo "hàng rào" biểu mô ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập, kích thích sản sinh tế bào bạch cầu trong máu.

Phòng chống ung thư

Phân tích thành phần dinh dưỡng, các chuyên gia kết luận nước cam bổ sung các nhóm chất chống oxy hóa hàng đầu như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic. Nhờ tiếp nạp thêm những dưỡng chất này, cơ thể có thể chống lại tác động của các gốc tự do, phòng chống ung thư.

Bảo vệ tim mạch

Nước ép cam được coi như "người bạn tốt" giúp bạn duy trì và bảo vệ trái tim khỏe mạnh. Nước cam có thể điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn, hỗ trợ máu lưu thông hiệu quả nhờ làm tăng nồng độ cholesterol HDL, đồng thời giảm cholesterol LDL xấu.

Tính kháng viêm mạnh

Bạn có thể ăn trực tiếp những múi cam, cũng có thể uống nước ép để giảm mức độ sưng viêm cấp tính, đặc biệt khi mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản phổi hay hen suyễn.

Giảm nguy cơ mắc sỏi thận

Khi nước tiểu có nồng độ pH ở mức độ axit hóa hoặc kiềm hóa thì nguy cơ hình thành sỏi thận tăng cao. Sỏi tích tụ trong thận gây đau và ngăn cản dòng nước tiểu từ thận xuống niệu quản.

"Để cân bằng độ pH trong nước tiểu cũng như ngăn ngừa mầm sỏi, bạn nên uống thêm nước ép cam với một lượng hợp lý", bác sĩ Sơn khuyến cáo.

Nên uống nước cam sau khi ăn khoảng 30-45 phút. Ảnh: Romber.
Nên uống nước cam sau khi ăn khoảng 30-45 phút. Ảnh: Romber.

Cam hương vị thơm ngon, mát lành, có thể kết hợp với các loại củ, trái cây khác để pha chế thành những ly nước ép hấp dẫn, giàu vitamin khoáng chất. Bạn có thể kết hợp cam cùng cà rốt, dứa, táo, cà chua, củ dền, những loại quả chua như dứa, có thể thêm chút muối hoặc đường để dễ uống và không hại dạ dày.

Bác sĩ lưu ý dù nước ép cam là thức uống được khuyến khích, song không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ. Không nên uống quá nhiều nước ép cam, đặc biệt là khi mắc tiểu đường, mỗi tuần chỉ nên uống tối đa 2 ly. Hạn chế pha thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác.

"Nên uống nước cam khi bụng không no cũng không đói, tốt nhất là sau khi ăn khoảng 30-45 phút. Chỉ sử dụng nước ép cam sau khi pha chế trong thời gian một ngày. Tránh uống nước ép cam sau khi đã sử dụng các sản phẩm từ sữa", bác sĩ Sơn khuyến cáo.


Lê Cầm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới