Hóa chất nào ảnh hưởng đến phụ nữ đang ẩn nấp trong phòng tắm?
Chúng ta thường xuyên sử dụng những hóa chất tẩy rửa, trang điểm mỗi ngày nhưng không phải ai cũng biết rõ thành phần độc hại chứa trong chúng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người, đặc biệt là phụ nữ, tiếp xúc với những hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh chàm, mụn trứng cá, thậm chí có thể gây vô sinh hoặc ung thư.
Hãy cùng tìm hiểu xem các hóa chất độc hại nào đang hiện diện trong phòng tắm của gia đình chúng ta nhé.
1. Kem dưỡng ẩm chống nắng
Kem dưỡng ẩm chống nắng mùa hè được giới thiệu mang lại một làn da rám nắng tự nhiên và giữ ẩm suốt 12 giờ liền.Tuy nhiên, thành phần của một số sản phẩm kem chống nắng có chứa ethylparaben, nhằm kéo dài thời gian sử dụng.Nghiên cứu cho thấy các paraben đặc biệt là butylparaben làm thay đổi hệ thống nội tiết của cơ thể bao gồm tuyến yên, tuyến tụy và buồng trứng.
Hệ nội tiết được biết đến như là trung tâm kiểm soát hoạt động của cơ thể thông qua cơ chế điều chỉnh việc tiết ra các hormone.Sự thay đổi bất thường của hệ nội tiết dẫn đến một số bệnh lý có liên quan ở phụ nữ như lạc nội mạc tử cung, u xơ, buồng trứng đa nang ở giai đoạn dậy thì hay mãn kinh.Nguyên nhân được giải thích bởi paraben làm thay đổi sự giải phóng estrogen - hormone điều hòa kinh nguyệt và hệ thống sinh sản ở phụ nữ.
2. Dầu gội
Các loại dầu gội được quảng cáo sẽ mang lại một mái tóc bồng bềnh, óng mượt.
Thành phần của những loại dầu gội này bao gồm hàng ngàn hóa chất, kể cả hóa chất để tạo nên mùi hương.Tuy nhiên, thay vì liệt kê tên hóa chất tạo nên mùi hương, các nhà sản xuất gọi tên chúng bằng thuật ngữ tả mùi hương, khiến người sử dụng không hề hay biết rằng họ đang sử dụng hóa chất gì.
Nghiên cứu được công bố kết quả vào đầu năm nay cho biết rằng có tới 338 hóa chất tạo mùi thơm ẩn chứa trong các sản phẩm làm đẹp hàng ngày mà hơn ¾ trong số đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở người sử dụng.
Một trong những hóa chất độc hại được dùng để tạo mùi hương là phthalaes giúp mùi hương giữ lại lâu hơn trên da, tương tự như paraben.Chúng mô phỏng vai trò của hormone estrogen và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe tương tự.
3. Xịt bảo vệ nhiệt cho tóc
Được quảng cáo là hàng rào chống lại hư tổn gây ra do nhiệt cho mái tóc nhưng dipropylene glycol - một chất được thêm vào để tăng mùi hương có thể gây kích ứng với mắt đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, người già hoặc người dễ bị dị ứng.Ngoài ra, chất này có thể tạo cảm giác nóng rát trên da, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, thận.
4. Phấn trang điểm
Được quảng cáo là “màu phấn rực rỡ, đẹp tự nhiên”.
Thành phần có chứa dimethicon giúp dễ dàng đánh phấn trên diện rộng và chỉ để lại một lớp mỏng trên da.Được xếp loại vào hóa chất có nguy cơ thấp, tuy nhiên, dimethicon vẫn có thể gây kích ứng da. Nguyên nhân được lý giải bởi chất này giữ bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da đồng thời ngăn cản da thực hiện các hoạt động trao đổi chất như tiết nhờn, đổ mồ hôi… dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá. Dimethicon còn được thêm vào các loại mỹ phẩm tẩy rửa và dưỡng ẩm do tính chất mượt mà đặc trưng.
5. Sữa tắm
Sodium Laureth Sulfate (SLS) được biết đến là một chất tẩy rửa, mặc dù có nguồn gốc từ dừa, tuy nhiên, phụ gia bảo quản là 1,4 dioxane có thể gây độc cho gan, thận, hệ thần kinh trung ương và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Mặt khác SLS phá vỡ cấu trúc của chất nhờn do da tiết ra, vốn hoạt động như một lớp rào cản bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
6. Nước súc miệng
Được quảng cáo rằng “kẽm clorua được thêm vào nhằm kiểm soát sự tích tụ vôi răng”.
Người sử dụng khi vô tình hít phải sẽ có cảm giác nóng rát, đau họng, có nguy cơ gây bỏng khi tiếp xúc với da.Trường hợp uống nhầm có thể gây nôn mửa, sốc hoặc ngất xỉu.
Nhìn chung các dung dịch nước súc miệng có vẻ gần như vô hại, nhưng màng nhầy dưới lưỡi là nơi mỏng nhất trong cơ thể, và dung dịch này có thể bị hấp thụ.
7. Dầu xả
PEG được biết đến là một chất làm đặc và mềm cho dầu xả. Tùy thuộc vào quy trình sản xuất, PEG có thể sẽ kèm theo tạp chất là ethylene oxide và 1,4-dioxane là những chất được biết đến có khả năng gây ung thư tuyến vú, dạ dày, bàng quang, tuyến tụy và u não.
Lời khuyên của thầy thuốc
Làm thế nào để hạn chế và ngăn ngừa tiếp xúc với hóa chất?
Mặc dù tránh hoàn toàn với các chế phẩm hóa chất là điều gần như không thể, tuy nhiên cần đọc và hiểu được thành phần sẽ giúp chúng ta có được sự lựa chọn phù hợp.
Hạn chế sử dụng các chế phẩm từ hóa chất, thay vào đó là các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ mang lại hiệu quả tương đương.
Chú ý rằng, trước khi sử dụng một sản phẩm nào, hãy cân nhắc thật kỹ rằng ta có thực sự cần chúng hay không?
BS. NGUYỄN BÁ HUY
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ