Hôn mê do hạ natri máu
Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi từ đầu tháng 6, không đi khám mà tự bốc thuốc nam uống. Tới khi bị nôn nhiều, li bì, hôn mê, chị mới được đưa đến bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị hạ natri máu nên rơi vào hôn mê. Chị đồng thời bị rụng lông mày, nách, mu, gương mặt vô cảm, tuyến vú teo, bác sĩ chẩn đoán hội chứng Sheehan (suy tuyến yên).
Người nhà cho biết sau khi sinh con thứ ba, bệnh nhân bị chảy máu, phải truyền máu. Mẹ không có sữa, con phải ăn sữa ngoài. Chị mãn kinh sớm khi mới 25 tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết natri giúp duy trì huyết áp bình thường, hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh, cơ bắp, điều chỉnh cân bằng lượng nước trong và ngoài tế bào. Thiếu natri trong một thời gian dài khiến cơ thể suy yếu. Ngưỡng natri bình thường trong máu là 135-145 mEq/L, người bệnh thì lượng natri thấp hơn, chỉ 103 mEq/L.
Khi bị hạ natri máu, bệnh nhân thường chán ăn, buồn nôn, nôn, sợ nước. Nặng hơn, bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, u ám, mê sảng, rối loạn ý thức, hôn mê, cơn co giật. Cơ thể tích nước ngoài tế bào gây phù, cổ chướng hoặc mất nước ngoài tế bào như giảm cân, da khô, nhăn nheo.
Người bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, xơ gan, hoặc mất dịch cấp như nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, say nóng, sử dụng thuốc lợi niệu, mắc bệnh liên quan đến hormone, đều có nguy cơ cao bị hạ natri.
Phác đồ điều trị dựa vào nguyên nhân, tính chất và mức độ của bệnh. Nếu bệnh nhân bị ứ nước, suy tim, suy thận thì hạn chế nước và muối. Bệnh nhân bị hạ natri nặng, mất nước, phải bù dung dịch muối...
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo hạ natri máu xảy ra trong nhiều bệnh lý, biểu hiện không điển hình hoặc tình cờ đi khám mới phát hiện. Do đó, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm tổng quát thường xuyên, đặc biệt với người có bệnh mạn tính hoặc điều trị nhiều thuốc. Những người nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có thể bù dịch và điện giải bằng oresol.
Khi có các biểu hiện lâm sàng như mất nước hoặc triệu chứng nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chi Lê
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?