Không muốn mắc ung thư phổi, nên ăn uống theo cách này
Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, bạn nên tránh tất cả các yếu tố nguy cơ và áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn thường xuyên để "tránh mặt" ung thư phổi:
1. Cà rốt
Cà rốt rất giàu beta carotene, chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất khác. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế, những người hút thuốc là thường xuyên mà không ăn cà rốt có khả năng mắc ung thư phổi cao gấp 3 lần so với những người ăn cà rốt hơn 1 lần/tuần.
2. Quả mọng
Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi rất giàu phytochemical và chất chống oxy hóa, được biết là có tác dụng chống ung thư hiệu quả. Quả mọng rất hữu hiệu trong việc ức chế sự phát triển của khối u trong các loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư phổi.
3. Táo
Táo rất giàu các hợp chất phenolic, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc thường xuyên ăn táo giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Phụ nữ ăn 1 khẩu phần táo mỗi ngày đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
4. Lê
Lê là loại trái cây được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ ung thư phổi do chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Theo một nghiên cứu chỉ ra, những phụ nữ tiêu thụ 1 khẩu phần lê mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn.
5. Trà xanh
Trà xanh chứa các hợp chất thiết yếu như epigallocatechin-3-gallate (EGCG) và catechin. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ung thư phổi Quốc tế, uống 2 tách trà xanh mỗi ngày giúp giảm 18% nguy cơ mắc ung thư phổi.
6. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina và rau diếp có nhiều lutein, zeaxanthin và các chất chống oxy hóa khác, giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.
7. Cà chua
Cà chua chứa lycopene, một sắc tố tự nhiên giúp cà chua có màu đỏ tự nhiên. Lycopene đã được chứng minh là ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư phổi và dạ dày, vú, ruột kết, tuyến tiền liệt và tế bào ung thư miệng.
8. Cải xoong
Theo một nghiên cứu, chiết xuất cải xoong được tiêu thụ nhiều lần trong ngày có thể ngăn chặn sự kích hoạt chất gây ung thư từ thuốc lá ở người hút thuốc lá. Trong quá trình nghiên cứu, 82 người hút thuốc lá đã uống 10 miligam chiết xuất cải xoong trộn với 1 ml dầu ô liu 4 lần/ngày trong một tuần.
Kết quả cho thấy trong một tuần, chiết xuất cải xoong đã làm giảm 7,7% chất gây ung thư có tên là nitrosamine ketone có nguồn gốc từ nicotine ở những người hút thuốc lá.
Thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi
1. Chất béo bão hòa
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư lâm sàng, tiêu thụ khối lượng lớn thức ăn giàu chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và thịt chế biến.
2. Carbohydrate tinh chế
Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, mì ống, bánh ngọt, bột mì trắng và ngũ cốc ăn sáng có đường làm tăng lượng đường trong máu và điều này có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Lựa chọn thay thế tuyệt vời cho nhóm thực phẩm này là tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu và bánh mì nâu...
Linh Trang (Theo Boldsky)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?