Không triệu chứng, đi khám sức khỏe cô gái trẻ bỗng phát hiện suy thận mạn

Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang điều trị suy thận mạn tại BV ĐK Đức Giang khi phát hiện bệnh đã giai đoạn cuối, dù trước đó không có triệu chứng.

Trẻ hóa đối tượng mắc bệnh thận mạn

Hiện, có khoảng 150 bệnh nhân lọc máu chu kì tại Khoa Nội thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Trong khoảng 5 năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ tăng lên khoảng 5-10%.

Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh thận mạn đang điều trị tại BV ĐK Đức Giang.
Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh thận mạn đang điều trị tại BV ĐK Đức Giang.

 

Đang điều trị tại đây, em B.T.H (23 tuổi, trú tại Gia Lâm) cho biết, trước đây sức khỏe của em bình thường, không triệu chứng rõ rệt, đến khi đi khám sức khỏe để xin việc mới phát hiện ra suy thận mạn. H được tư vấn quản lý theo chuyên khoa thận tại một cơ sở , khoảng hai năm thì tương đối ổn định. Sau đó, H nghe theo người quen uống thuốc nam, sau hai tuần thì bệnh trở nặng, bắt buộc phải điều trị lọc máu chu kỳ.

Còn em T.T.A (26 tuổi, trú tại Long Biên) cũng tương tự khi không có triệu chứng gì, chỉ mệt đau đầu, đi khám thì phát hiện bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị lọc máu cấp cứu. “Hàng tuần, tôi chạy thận 3 lần. Chi phí mỗi lần chạy thận không ít. Mắc bệnh nên tôi không có đủ sức khỏe lao động, sống phụ thuộc vào gia đình. Bác sĩ nói tôi phải sống chung với căn bệnh này suốt đời”, A nói.

TS Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận tiết niệu, BV ĐK Đức Giang cho biết: “Bệnh thận mạn có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây, có trường hợp nam thanh niên 18 tuổi chỉ được phát hiện ra bệnh thận mạn giai đoạn cuối khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự".

Vì sao trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn?

Theo BS Tuyên, ngoài những nguyên nhân dẫn tới bệnh thận mạn giai đoạn cuối như di truyền, thận đa nang, nhiễm khuẩn, bệnh tư miễn... thì với cuộc sống đô thị hiện đại, thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống thừa năng lượng, thức ăn chế biến sẵn nhiều hóa chất bảo quản, lạm dụng các loại đồ uống, cùng với lối sống ít vận động thể lực cũng là những nguyên nhân dẫn tới trẻ hóa suy thận mạn. Tỷ lệ bệnh nhân nam suy thận mạn nhiều hơn nữ.

Vì đang trong độ tuổi lao động nên khi bị mắc bệnh để lại nhiều hệ lụy, giảm sức khỏe, giảm sức lao động để gánh nặng kinh tế cho gia đình, cho y tế.

"Triệu chứng của bệnh suy thận thường mơ hồ, không có các biểu hiện rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Nhất là những người trẻ có tâm lý chủ quan, lơ là, bỏ qua những biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi bệnh xuất hiện những biểu hiện lâm sàng thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối phải chỉ định lọc máu chu kỳ, nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) sẽ gây ra các biến chứng và thậm chí là tử vong.

Suy thận mạn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, do vậy, không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể như chán ăn, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm nhiều, cảm giác mệt mỏi, đau tức hai bên thắt lưng... Đồng thời, thay đổi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học để phòng bệnh", TS Nguyễn Văn Tuyên khuyến cáo.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về tinh thần khỏe-đẹp

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về tinh thần khỏe-đẹp

Sống lành mạnh - 08/09/2023

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về tinh thần khỏe-đẹp

HIV đã "len lỏi" vào giới trẻ

HIV đã "len lỏi" vào giới trẻ

Sống lành mạnh - 24/07/2023

HIV đã "len lỏi" vào giới trẻ

Cơm rượu nếp có tốt cho sức khỏe?

Cơm rượu nếp có tốt cho sức khỏe?

Sống lành mạnh - 22/06/2023

Cơm rượu nếp có tốt cho sức khỏe?

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Sống lành mạnh - 31/05/2023

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Đề xuất phải can thiệp y học mới được công nhận đã chuyển đổi giới tính

Đề xuất phải can thiệp y học mới được công nhận đã chuyển đổi giới tính

Sống lành mạnh - 12/05/2023

Đề xuất phải can thiệp y học mới được công nhận đã chuyển đổi giới tính

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới
Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa