Khử khuẩn tại nơi làm việc

Các bề mặt phải làm sạch bằng xà phòng và nước. Với các vật dụng không chịu được nước thì sử dụng dung dịch chứa cồn để khử khuẩn.

Theo Bộ Y tế, nơi làm việc cần khử khuẩn ít nhất một lần/ngày đối với nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh. Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.

Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn sẽ ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite). Tỷ lệ pha khoảng10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt virus, hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt. Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng clo hoạt tính trong dung dịch không còn đủ để khử khuẩn.

Khử khuẩn tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, ngày 10/3. Ảnh: Ngọc Thành

Khử khuẩn tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, ngày 10/3. Ảnh: Ngọc Thành

Đối với các vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử dùng chung khác... nên sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn. Có thể dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước. Lưu ý tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.

Người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay cao su, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường nơi làm việc.

Bên cạnh đó, tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.

Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại nơi làm việc để người lao động có thể bỏ khẩu trang, khăn giấy đã sử dụng, rác vào các thùng, đảm bảo vệ sinh nơi làm việc. Rác thải phải được thu gom và được xử lý hằng ngày theo đúng quy định.

Bộ Y tế cho biết mỗi người lao động cần nâng cao ý thức, cùng tham gia và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thúy Quỳnh

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/khu-khuan-tai-noi-lam-viec-4069375.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới