Loại quả bổ dưỡng, cực nhiều tác dụng nhưng ăn cách này gây hại khôn lường
Có chứa 25 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, quả bơ có tác dụng chống tăng độ axit của nước tiểu, làm hạ cholesterol trong máu, giúp cân bằng hệ thần kinh, rất tốt cho sức khỏe.
Do bơ ít chất đường hơn loại quả khác nên rất thích hợp với những người bị đái tháo đường, người ốm dậy, người làm việc quá sức kể cả trong lao động trí óc hoặc chân tay và giúp bảo vệ cho làn da tươi tắn...
Nhiều người yêu thích quả bơ và sử dụng loại trái cây này hàng ngày nhưng vẫn chưa biết hết những công dụng tuyệt vời của trái bơ đối với sức khoẻ.
Tuy nhiên, bạn có thể gặp tác hại của quả bơ nếu ăn loại trái cây này quá nhiều hoặc không đúng cách.
Theo phân tích, trung bình một trái bơ cung cấp khoảng 20gram chất béo và 200-250 calo. Chính vì vậy, nếu ăn một lần nguyên trái bơ cùng với thực phẩm khác sẽ khiến lượng chất béo tàng trữ trong cơ thể tăng cao.
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, đối với người trưởng thành chỉ nên ăn 1 trái bơ/ngày nhưng nên chia ra làm 2 lần. Còn đối với trẻ nhỏ, tùy thuộc vào độ tuổi, nên ăn nửa trái bơ hoặc 1/4 trái mỗi ngày.
1. Gây tăng cân
Mặc dù chất béo trong bơ không có tác dụng gây béo phì, nhưng một khi cơ thể dung nạp quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân. Bởi trong quả bơ có hàm lượng calo khá cao khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát.
2. Gây hại cho gan
Trong bơ có chứa nhiều thành phần collagen, nếu như chúng ta ăn quá nhiều, dung nạp quá nhiều thì lượng collagen không thể tiêu hóa hết, chúng tích tụ qua gan và gây tổn thương cho gan. Vì vậy cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý.
Những ai có cơ địa mẫn cảm, thường bị dị ứng thì không nên ăn quả bơ. Đặc biệt là người nhạy cảm với latex (mủ cao su), bơ sẽ làm tăng mức độ khác thể IgE ở trong huyết thanh và gây ra dị ứng.
Vì vậy, nếu ăn bơ và nhận thấy các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, mẩn ngứa, chóng mặt, phát ban,… thì nên dừng ngay.
3. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Bà bầu ăn bơ có thể cung cấp cho cơ thể axit folic, hỗ trợ chữa thiếu máu, cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa ốm nghén.
Tuy nhiên, phụ nữ ăn nhiều bơ khi đang mang thai hoặc cho con bú sẽ làm giảm sản xuất sữa, thậm chí gây tổn thương cho tuyến vú. Nếu mẹ đang cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn thì cũng có nguy cơ khiến bé bị đau bụng.
4. Gây ra nhiều 'tác dụng phụ'
Nhiều người ăn bơ gặp một số tác dụng phụ như cảm cúm, tê liệt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau nửa đầu, sốt, buồn ngủ và hen suyễn.
Việc tiêu thụ bơ quá số lượng khuyến cáo sẽ khiến bạn bị dị ứng vùng miệng với các triệu chứng như ngứa miệng và sưng lưỡi.
5. Làm giảm hiệu quả của thuốc chống viêm
Bạn tiêu thụ bơ với số lượng lớn sẽ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống viêm, gây ra tình trạng loãng máu.
6. Gây tác hại cho đường tiêu hóa
Khi ăn nhiều bơ, bạn có thể bị đau bụng hoặc đôi khi bị kích ứng đường tiêu hóa làm cho cơ thể khó chịu.
Ăn nhiều bơ sẽ rất tốt nhưng với điều kiện bạn nên tập thể dục thường xuyên để dễ tiêu thụ các chất trong bơ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ, bạn nên sử dụng quả bơ vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng để giảm tích tụ các chất béo.
Không nên ăn bơ vào buổi tối vì sẽ dễ tăng cân hơn buổi sáng. Nhưng nếu bạn muốn tăng cân thì có thể sử dụng bơ sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chế biến và thường xuyên thay đổi các món ăn để bữa cơm gia đình thêm phong phú, đa dạng.
Châu Anh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?