Lợi ích của đậu nành với sinh lý đàn ông

Theo VnExpress 09:30 26/05/2020 - Sống lành mạnh
Đậu nành giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe sinh lý nam, đàn ông mỗi bữa nên ăn một miếng đậu phụ dài 15-20 cm.

Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Việt - Bỉ cho biết rất nhiều người cho rằng dùng các chế phẩm từ đậu nành sẽ gây suy giảm sinh lý, tinh trùng yếu, giảm khả năng phòng the. Thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. Đậu nành chứa hàm lượng protein thực vật cao và nhiều axit amin cần thiết cho sức khỏe. Nam giới mỗi bữa nên ăn một miếng đậu phụ dài 15-20 cm sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Trong thành phần đậu nành có 3 loại chất dinh dưỡng sinh năng lượng là protein, lipid, glucid. Hàm lượng protein trong đậu nành đặc biệt cao và có đến 18 loại axit amin thiết yếu. "Không có loại thực phẩm nguồn gốc thực vật nào lại có nhiều chất đạm tốt như đậu nành", bác sĩ nhấn mạnh.

Ảnh: MedicalNewsToday
Ảnh: MedicalNewsToday

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, đậu nành giàu Isoflavones còn gọi phytoestrogen có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam. Thực chất Isoflavones không phải là estrogen.

Tiến sĩ Mark Messina từ Đại học Loma Linda đồng thời là Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ đã công bố kết quả phân tích các nghiên cứu khẳng định đậu nành và thực phẩm cung cấp Isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ testosterone ở nam giới. Nghiên cứu ở nhóm nam giới tuổi 18-35 cho thấy Isoflavones không tác động đến lượng xuất tinh, mật độ lẫn số lượng tinh trùng...

Ngược lại, đậu nành có nhiều lợi ích cho sức khỏe nam giới như sau:

Chắc khỏe xương, phát triển cơ bắp

Trong sữa đậu nành có các chất dinh dưỡng giúp phòng chống loãng xương, phát triển cơ bắp. Đây là thực phẩm không chỉ tốt và phù hợp cho phụ nữ mà còn hiệu quả với đàn ông.

Giảm cholesterol trong máu

Đậu nành giúp làm giảm cholesterol trong máu khi kết hợp với chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa. Ăn khoảng 25 g protein đậu nành hàng ngày giúp giảm cholesterol trong máu.

Hạn chế bệnh tiểu đường

Đậu nành có chỉ số glycemic thấp, vì vậy không làm tăng đường trong máu như carbohydrate khác. Nguồn protein dồi dào trong đậu nành có tác dụng chuyển hóa chất béo trong gan và mô mỡ, hạn chế sự hình thành các axít béo và cholesterol mới, phòng bệnh tiểu đường.

Giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt

Ăn đậu nành giúp chống lão hóa, bảo vệ da, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, giảm nguy cơ bệnh tim mạch như xơ mỡ động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, giảm nguy cơ loãng xương. Đậu nành hoàn toàn không tác động đến chức năng sinh dục của nam giới.

Chuyên gia Mộc Lan khuyên quý ông chỉ nên sử dụng đậu nành đã được nấu chín bởi trong hạt đậu nành sống có chất soyin (một độc tính)... Khi được xử lý bằng nhiệt, các độc tố này  dễ bị phá hủy và không còn ảnh hưởng đến sức khỏe nữa. 

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới