Mở cửa thông khí khi chuyển mùa

Thông thoáng khí trong phòng ngủ và phòng học giúp trẻ khỏe hơn và thích nghi kịp thời với nhiệt độ môi trường xung quanh.

Bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thời tiết chuyển từ mùa xuân sang hè ở miền Bắc đang khắc nghiệt. Trong ngày có nắng ấm, về đêm trời chuyển lạnh, chênh lệch nhiệt độ rất cao khiến virus và vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ em.

Nhiều trẻ bị ốm do gia đình, nhà trường trông giữ trong phòng đóng kín, sử dụng nhiều máy điều hòa nhiệt độ.

"Không gian một lớp học có tới 40-50 trẻ và các thầy cô, chứa đầy các giọt bắn và các chất thải của cơ thể trong không khí nên sẽ gây bệnh nếu như ta không thay đổi mới không khí đó", bác sĩ Điển nói.

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tương tự, phòng kín trong gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ cũng không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Khi ấy nhiệt độ ngoài trời và trong nhà chênh lệch nhiều, cơ thể của trẻ không kịp thích nghi với thời tiết chuyển mùa thất thường, khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, máy điều hòa nhiệt độ chỉ giúp hút bụi và vi khuẩn trong phòng, không có tác dụng diệt, loại bỏ virus gây bệnh, thậm chí khiến virus sinh sôi thêm.

"Vì vậy để thông khí tốt nhất phụ huynh và thầy cô nên mở cửa phòng. Khi có không khí ngoài trời hút vào và đẩy ra, môi trường trong phòng luôn sạch sẽ, không bị virus lưu cữu", bác sĩ Điển nói.

Chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo bố mẹ, thầy cô không nên giữ trẻ ở trong môi trường kín liên tục khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Trẻ cần được chơi đùa ở những môi trường thoáng, sạch sẽ và hòa với thiên nhiên để cơ thể tạo ra các kháng thể mới.

Ngoài ra phụ huynh nên giữ gìn mũi họng của trẻ sạch sẽ, cho uống nước ấm, không đi tới những nơi đông người, có nguồn lây nhiễm để phòng bệnh. Trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ để tăng hiệu quả phòng bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, đồng quan điểm và khuyến cáo phụ huynh chú ý môi trường xung quanh. Giúp trẻ quen với điều kiện thời tiết ngoài trời bằng việc mở cửa sổ cho nhà cửa thông thoáng, hoặc dùng các biện pháp lưu thông không khí khác để phòng bệnh cho trẻ. Phụ huynh nên theo dõi chặt tình trạng cơ thể trẻ để thay đổi trang phục phù hợp như bỏ bớt áo khi nóng, mặc thêm áo khi lạnh, tránh mặc quá dày hoặc quá mỏng, đeo khẩu trang, sử dụng khăn quàng cổ hoặc mũ phù hợp.

Chi Lê

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/mo-cua-thong-khi-khi-chuyen-mua-4061775.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Sống lành mạnh - 02/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới