Muôn cách làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 trong ngày giãn cách xã hội
Có gì cúng đấy
Rằm tháng 7 năm nay diễn ra đúng thời điểm bùng phát dịch Covid-19, nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội với quy định "ai ở đâu ở đó", không ra ngoài khi thật sự cần thiết. Việc "chạy chợ" khó khăn, mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đẹp theo một cách riêng.
Chị Hoàng Thuý Hà (Hải Dương) cho biết, chồng chị làm công an, là lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn, thường xuyên vắng nhà. Con còn nhỏ. Chị làm kinh doanh, gần như 24/24 giờ vật lộn trong đống hàng hoá thiết yếu, phục vụ khách hàng trong những ngày giãn cách. Không có thời gian vào bếp nên chị đã quyết định đặt ngoài.
Sau khi chuyển khoản gần 2 triệu đồng, chị nhận được 1 thùng xốp cuốn kín với đầy đủ 3 mâm lễ cúng gồm: 1 lễ xôi gà, cháo, chè sen, thị quay, chả dán... những món mà chị đã chọn trước đó.
"Như mọi năm, tôi vẫn nghỉ ngày này để chuẩn bị lễ cúng cho chu toàn, tươm tất. Nhưng năm nay mỗi người một việc. Chợ búa đóng cửa vì dịch. Làng xóm láng giềng ở nhà giãn cách cần nhiều đồ thiết yếu nên mình cố gắng phục vụ, hỗ trợ để mọi người yên tâm giãn cách. Giờ mà đóng cửa thì họ cũng không biết mua ở đâu hoặc đi khá xá. Mệt lắm nhưng tôi cố gắng", chị Hoàng Thuý Hà chia sẻ.
Sống tại một chung cư ở TP Hà Nội, chị Nguyễn Thị Hoài cho biết, các chợ xung quanh khu nhà chị đã bị căng dây do có liên quan đến ca bệnh F0. Không đi được chợ, chị chỉ kịp đặt được một vài nguyên liệu trên chợ nội bộ chung cư làm mâm cỗ cúng đơn giản với 1 đĩa xôi gà, nem, đậu, cơm trắng.
Còn chị Nguyễn Thị Thành thì dâng lên ban thờ nhà mình một mâm lễ cúng đồ chay với tất cả những sản vật mà gia đình tự sản xuất được như ngô, đậu, khoai lang, cà chua, không có vàng mã... với ý niệm "dịch Covid nên mình có gì cũng đấy, cúng chay cũng thêm thanh tịnh".
Bát cơm trắng cũng thành lễ vật
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thầy Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội chia sẻ, đã gọi là văn hoá tâm linh thì có nghĩa là xuất phát từ tâm.
Theo quan niệm, ngày này là ngày các vong linh nhờ ơn bế bạt của Phật mà thoát khỏi chốn khổ đau trở về nhận sự cúng dàng của con cái.
"Các cụ có câu "trách bỏ giỗ chứ không ai trách giỗ mọn". Mình không bỏ nghi lễ, mình vẫn nhớ ngày này cúng các cụ tổ tiên thì có gì cúng đấy.
Ngày xưa, nhà giàu thì mâm cao cỗ đầy, mã cũng đầy kho. Nhưng người ăn mày không có gia cư, địa điểm, họ vào một nhà nào đó xin bát cơm tịnh (cơm chưa ai ăn) xong ra gò đống đặt đấy, đốt 3 nén hương cúng, thế cũng là thành tâm.
"Trong lúc Covid-19, nhiều người trong tuyến đầu chống dịch không về tang lễ bố mẹ được, phải lập bàn thờ trong khu cách ly, đó cũng là văn hoá đạo hiếu người Việt, con ở đâu cha mẹ đấy" thầy Nghiêm nói.
Nam Việt
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh
Sống lành mạnh - 17/09/2024
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh