Năm thói quen nhiều người mắc khiến trí thông minh suy giảm
Theo thời gian, nhiều người sẽ cảm thấy trí nhớ của mình suy giảm dần. Đó là triệu chứng cảnh báo sự lão hóa của não. Một số người gặp vấn đề nghiêm trọng hơn ở não sẽ mắc phải căn bệnh Alzheimer với các biểu hiện suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy.
Bởi vậy, để duy trì sự minh mẫn của bản thân, bạn cần quan tâm nhiều tới bộ não. Bạn nên tránh các thói quen trì trệ sau:
1. Ngồi một chỗ quá lâu
Khi một người ngồi lỳ trong thời gian dài (những nhân viên văn phòng chiếm số đông), họ sẽ có cảm giác khó chịu ở vai và cổ, trải qua những cơn đau lưng. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả tác hại của tình trạng lười vận động.
Theo các nghiên cứu, nếu ngồi quá lâu, bạn có thể bị sa sút trí nhớ. Thêm vào đó, thói quen xấu này có thể tác động tới các khu vực lưu giữ thông tin trong não người lớn. Bởi vậy, duy trì một khối lượng tập luyện nhất định sẽ giúp chúng ta có một trí nhớ tốt hơn.
2. Thiếu ngủ thường xuyên
Giấc ngủ rất quan trọng bởi giúp phục hồi các chức năng của cơ thể. Nếu bạn ngủ ít, các cơ quan và mô của cơ thể sẽ lão hóa nhanh hơn.
Các chuyên gia của Trường Y Đại học Quốc gia Singapore đã tiến hành chụp não, đánh giá tâm lý học thần kinh và ghi nhận thời gian ngủ. Họ nhận thấy người ngủ ít hơn sẽ có não thất giãn to cùng với nhận thức suy giảm. Bởi vậy, thiếu ngủ không chỉ khiến cho da xấu hơn mà còn khiến bạn trở nên “ngốc nghếch”.
3. Hút thuốc
Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), thói quen hút thuốc sẽ tăng gấp đôi nguy cơ bệnh Alzheimer. Không chỉ vậy, những ai ở quanh người hút thuốc cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn.
4. Uống nhiều rượu bia
Uống rượu bia điều độ có những tác dụng nhất định với cơ thể như giúp tuần hoàn não. Tuy nhiên, uống một lượng rượu bia nhiều sẽ gây ra rất nhiều loại bệnh.
Thử nghiệm trên động vật uống nhiều đồ có cồn cho thấy quá trình sản sinh tế bào thần kinh ở khu vực ghi nhớ thông tin của não bị suy giảm gần 40%. Người đứng đầu nghiên cứu trên ở Đại học Rutgers (Mỹ) cho biết, lạm dụng rượu trong thời gian dài sẽ có tác hại tiêu cực lên việc học tập và trí nhớ.
5. Stress kéo dài
Những người thường bị căng thẳng ở mức độ nhẹ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 33% so với những người khác. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người stress mức độ vừa và cao là 78% và 135%. Thông tin được công bố trên Tạp chí Sức khỏe tâm thần người cao tuổi Mỹ.
Do đó, để cho bản thân chịu đựng nhiều áp lực không chỉ gây hại cho sức khỏe tâm thần mà còn ảnh hưởng lớn tới việc duy trì một bộ não thông minh.
An Yên (Theo Aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?