Nghệ sĩ cất tiếng hát át nỗi lo dịch bệnh

Âm nhạc thời dịch bệnh Covid-19 mang một màu sắc khác biệt, đậm tính dã chiến từ sản phẩm tới những sân khấu để đời.

Không có những sân khấu xa hoa lấp lánh ánh đèn, hay nghệ sĩ khoác lên mình những bộ trang phục lộng lẫy; không phải những sản phẩm âm nhạc đầu tư tiền tỷ, MV đậm chất drama... âm nhạc thời dịch bệnh Covid-19 mang một màu sắc khác biệt, đậm tính dã chiến từ sản phẩm tới những sân khấu để đời.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc đồ bảo hộ, biểu diễn ở bệnh viện dã chiến
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc đồ bảo hộ, biểu diễn ở bệnh viện dã chiến

Tiếng hát… át dịch bệnh

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vừa có những buổi diễn đáng nhớ trong đời. Anh hát phục vụ tại Bệnh viện dã chiến 6, 7, 8 và khu cách ly ký túc xá Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Văn hóa tại Thủ Đức (TP.HCM). Anh mặc áo bảo hộ, thể hiện nhiều bản hit như “Vùng trời bình yên”, “Qua cơn mê”…

Khán giả không chỉ là các bác sĩ, tình nguyện viên ở ngay dưới sân khấu mà còn ở xa, trên những tòa nhà xung quanh. Anh chia sẻ, lần đầu hát khi đeo khẩu trang, đôi lúc cũng bị ngộp vì khó lấy hơi.

Theo lời nam ca sĩ, anh ướt nhẹp trong bộ đồ bảo hộ vì nóng. Âm thanh bị cản, chất lượng âm thanh kém nhưng nam ca sĩ không phiền lòng vì “Tôi chủ yếu muốn truyền tinh thần tích cực lúc này”.

Trên những tòa nhà xa xa, khán giả bật đèn flash, nhún nhảy cùng ca sĩ, tạo ra một không gian âm nhạc đặc biệt. Chiếc xe tải được tận dụng dựng back-drop khiến Mr. Đàm có cảm giác mình như những cô chú, anh chị văn công đi cổ động ngày xưa.

Trong khi đó, giữa bối cảnh giãn cách xã hội nhưng hơn 1 tháng qua, nhóm thiện nguyện gồm nhiều ca sĩ như: Phương Thanh, Quốc Đại, Lê Minh, Phi Hùng… vẫn miệt mài “chạy show”.

Nhưng show diễn của họ không phải ở các phòng trà, vũ trường hay sự kiện lớn mà là ở các khu cách ly, bệnh viện dã chiến khắp TP HCM. Thi thoảng, các show diễn còn có khách mời như ca sĩ Cẩm Vân, Tóc Tiên...

Sân khấu mang tính chất dã chiến, chỉ là khuôn viên giữa các tòa chung cư đang bị phong tỏa hay khoảng đất trống. Do biểu diễn ngoài trời nên âm thanh không chất lượng vì bị dội, đường truyền chậm. Nhưng chỉ cần một dàn loa, các nghệ sĩ vẫn “bung lụa” cùng khán giả.

Ca sĩ Nam Cường khẳng định, anh không mong muốn đến các địa điểm này như những lần “chạy show” bình thường. “Chúng tôi chỉ hy vọng xoa dịu tinh thần cho mọi người, để những ai đang cảm thấy tù túng vì ở các khu cách ly cảm thấy tốt hơn”, anh khẳng định.

Ca sĩ - nhạc sĩ Lê Minh (nhóm MTV) thừa nhận, đây là những show diễn có tính mạo hiểm vì nghệ sĩ ở môi trường dễ nhiễm bệnh. Trước khi vào điểm diễn, các nghệ sĩ phải test Covid-19, đảm bảo 5K.

Ca sĩ phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi hát. “Việc đeo khẩu trang khi hát khiến ca sĩ lấy hơi khó khăn, mất lực. Những ngày đầu đeo khẩu trang hát, tôi ngộp thở, không thể xử lý được giọng hát. Dần dần cũng quen”, anh kể.

Thi thoảng, Lê Minh còn mang theo đàn guitar để đàn dưới sân khu bệnh viện dã chiến. Chẳng cần guitar điện đánh vang trời, sự mộc mạc vẫn chạm tới trái tim khán giả.

Anh kể kỷ niệm sau show tại một bệnh viện dã chiến ở Bình Chánh. Ở điểm diễn thứ hai, khi các nghệ sĩ chào tạm biệt khán giả, Lê Minh nghe một giọng nói cao vút “Cảm ơn nha”.

ó là tiếng hét của một cô bé đang ngồi trong lòng mẹ bên cửa sổ của một tòa nhà. “Hình ảnh đó in sâu trong tâm trí tôi. Thật xót xa! Mong mọi người sớm được trở về nhà, có cuộc sống bình thường”, trưởng nhóm MTV thổ lộ.

Âm nhạc thời “dã chiến” thăng hoa

Ca sĩ Lê Minh ôm đàn biểu diễn, hoang mang vì âm thanh tới tai chậm vài giây do bị dội âm giữa các tòa nhà. Ảnh: Quỷ Cốc Tử
Ca sĩ Lê Minh ôm đàn biểu diễn, hoang mang vì âm thanh tới tai chậm vài giây do bị dội âm giữa các tòa nhà. Ảnh: Quỷ Cốc Tử

Năm 2020, ca khúc “Ghen Cô vy” ra đời đã lan tỏa không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Đây là ca khúc cổ động chống dịch của Bộ Y tế kết hợp cùng nhạc sĩ Khắc Hưng và hai ca sĩ Min, Erik.

Sau thành công của ca khúc này, kết hợp cùng tình hình thực tiễn dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều ca khúc về chủ đề phòng, chống dịch bệnh đã ra đời.

Hàng loạt sáng tác được phổ biến trên mạng xã hội, không chỉ là lời cổ động tinh thần người dân mà còn là sự chia sẻ, cổ vũ các lực lượng chống dịch.

Trong đó, có những MV được đầu tư quay khéo léo, cũng không ít sản phẩm được nghệ sĩ tự làm tại nhà, dàn dựng đơn giản. Đàm Vĩnh Hưng tự quay, tự set các góc máy cho MV “Sài Gòn yêu thương”. Nhạc sĩ Hà Chương sáng tác “Sài Gòn sẽ ổn thôi” chỉ trong 1 đêm, tự hòa âm phối khí ca khúc.

Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc làm dự án “Cố lên Sài Gòn” mời nhiều ca sĩ tham gia như: Quân A.P, Dương Ngọc Thái, Đạt G… MV được dàn dựng đơn giản, chỉ quay trong phòng thu.

Ưng Hoàng Phúc cho biết, để đảm bảo an toàn trong những ngày dịch bệnh, các ca sĩ đã thu âm riêng lẻ. Sau đó, ê-kíp mới dàn dựng lại để có được phiên bản MV hoàn thiện.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện ra mắt hai sáng tác “Xin” và “Thành phố ơi, ngày mai trời lại sáng”. Hai ca khúc được sản xuất giữa bối cảnh TP HCM đang giãn cách xã hội nên gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ các khâu sản xuất đều làm online, nghệ sĩ không gặp nhau để cùng làm được. Ông cho biết, bài hát của mình đòi hỏi phải có nhóm bè.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã nhờ nhạc sĩ Đinh Quang Minh hỗ trợ, tìm những nhóm bè có sẵn phòng thu mới thực hiện được. Nhóm bè, ca sĩ tự thu tại nhà rồi gửi lại cho nhạc sĩ hòa âm phối khí để rap lại, thành một sản phẩm. Phải mất 2 tuần, MV “Thành phố ơi, ngày mai trời lại sáng” mới hoàn thành.

ôi cố gắng dùng những ca từ khích lệ, động viên mọi người. Trong thời chiến, âm nhạc chủ yếu dùng hành khúc nên mang tính tích cực. Ngày nay, chúng ta du nhập nhiều nguồn âm nhạc trên thế giới nên có nhiều thể loại. Hy vọng có nhiều tác phẩm mới hấp dẫn”, tác giả “Ơi cuộc sống mến thương” thổ lộ.

Có thể nói, thế hệ nhạc sĩ cha ông những năm tháng chiến tranh có các ca khúc để đời như “Hò kéo pháo”, “Đường Trường Sơn xe anh qua”, “Cùng hành quân giữa mùa xuân”… Với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, hiện tại cũng có nhiều ca khúc “chống giặc Covid-19” được yêu thích như: “Việt Nam ơi! Đánh bay Covid!”, “Tự hào Việt Nam”, “Việt Nam sẽ chiến thắng”…

 

Mộc mạc song hành cùng “cuộc chiến” Covid-19

Theo ca sĩ - nhạc sĩ Lê Minh, hiện tại khó có được những ca khúc xuất sắc như cha ông thời chiến. Bởi trước đây, các sáng tác bắt nguồn từ sự trải nghiệm của nhạc sĩ ở chiến trường, giúp họ cho ra đời những tác phẩm hay.

“Muốn viết bài hát hay phải đi thực địa chứ không thể ngồi nhà. Nhưng dù hay hay dở, các bài hát hiện tại vẫn nắm được tinh thần của “cuộc chiến chống Covid-19”. Mộc mạc, đơn sơ nhưng đây là âm nhạc dã chiến của ngày nay”, anh chia sẻ.

Hồ An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới