Ngộ độc do ăn cà độc dược
Theo Sở Y tế Lào Cai, trước đó, 11 người trong gia đình bà Nguyễn Thị Địch ở huyện Văn Bàn, ăn cơm với gà luộc, đậu phụ rán và ngọn cây cà độc dược luộc. Trong bữa, chỉ có 3 người ăn món ngọn cà độc dược. Sau khi ăn khoảng 30 phút, cả ba người xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tê bì chân tay, tê lưỡi, không làm chủ vận động, nói nhảm. Người thân lập tức đưa vào viện cấp cứu.
Hai bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng, một người điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Nhờ cấp cứu kịp thời, cả ba qua cơn nguy kịch, xuất viện ngày 16/7.
Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Lào Cai điều tra dịch tễ, nhận định đây là một vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (cà độc dược). Chi cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo người dân cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm từ tự nhiên, tránh tai nạn đáng tiếc.
Theo dân gian, cà độc dược được coi là một trong 50 vị thuốc cơ bản với tên gọi dương kim hoa, tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Cây có tác dụng chống co bóp do loét dạ dày, say sóng hoặc nôn mửa khi đi máy bay. Dùng ngoài đắp mụn nhọt khỏi đau nhức.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thành phần hóa học của cây cà độc dược là alkaloid, chất có khả năng gây ngộ độc nếu chế biến không đúng cách.
Thúy Quỳnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?