Người cao tuổi có bệnh nền ăn gì để tăng sức đề kháng Covid-19?

Khi lựa chọn các thực phẩm, ngoài việc duy trì đủ bữa, đủ năng lượng để có sức đề kháng phòng ngừa Covid-19, người già cũng nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, điều quan trọng nhất với người cao tuổi có bệnh nền (hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mạn tính...) là phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Người cao tuổi cần phải tuân thủ uống đúng thuốc và đủ thuốc theo đơn của bác sĩ, nếu có. Về dinh dưỡng, người cao tuổi vẫn phải ăn đủ bữa, không được bỏ bữa để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt với người bệnh đái tháo đường. Khi lựa chọn các thực phẩm, ngoài việc duy trì đủ bữa, đủ năng lượng để có sức đề kháng phòng ngừa Covid-19, người già cũng nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng

“Với nhóm thực phẩm có chất đạm, người cao tuổi nên ưu tiên các ưu tiên đạm từ thủy, hải sản, sau đó là đạm đến từ loại 2 chân (gia cầm) rồi đến đạm từ động vật 4 chân (gia súc). Đồng thời, người cao tuổi cũng cần cân đối đạm động vật và thực vật, không nên ăn chay trường”, TS Trọng Hưng nhấn mạnh.

Ngoài nên ăn đủ rau, hoa quả, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo người cao tuổi nên uống đủ nước. Nước tham gia vào quá trình điều hòa giữ thân nhiệt, giúp chuyển hóa các chất dễ dàng hơn. Với người cao tuổi, các tuyến đã suy giảm theo tuổi tác, sự tiết của tuyến nước bọt có thể bị giảm, nên uống đủ nước cũng giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.

Đặc biệt thời điểm này, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nguy cơ lây nhiễm, chúng ta uống đủ nước giúp làm sạch cơ thể hơn. Hơn nữa, với người cao tuổi – nhu động ruột giảm nếu không cung cấp đủ nước có thể gây táo bón. Tuy nhiên, TS Hưng cũng khuyến cáo người già chỉ nên uống đủ nước, không nên uống nhiều vì khả năng chuyển hóa đã bị giảm đi.

“Người cao tuổi không có bệnh lý về tim mạch, phổi tắc nghẽn, có thể uống 30-35ml/kg/ngày. Theo đó, một người già, cân nặng 50 kg nên uống khoảng 1,5-1,7l/ngày. Nếu tập luyện mất mồ hôi, chúng ta có thể uống thêm chút nữa. Nên uống chia đều ra trong ngày, không nên uống nhiều trong một lần để tránh cho tim mạch phải làm việc nhiều”, TS Hưng nói.

Lượng nước cung cấp cho cơ thể tùy theo độ tuổi. Với người dưới 50 tuổi nên uống khoảng 40ml/kg/ngày, ví dụ người có cân nặng 50kg nên uống khoảng 2l/ngày.

Ngọc Trang

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới