Người đàn ông bị trợt loét toàn thân, nhiễm trùng nặng do ăn uống thiếu chất
BV Da liễu Trung ương cho biết, hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nặng mắc bệnh Pellagra do thiếu vi chất Niacin trong cơ thể.
Bệnh nhân T. ở Mỹ Đức, Hà Nội do có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ốm yếu đã hơn 10 năm nay, không còn sức lao động, vợ làm ruộng và 4 người con công việc không ổn định, ăn uống không đủ chất.
Ông T. nhập viện từ ngày 13/5/2020, ban đầu triệu chứng xuất hiện nhiều vết trợt loét trên tay, chân, đau nhiều, kèm theo loét miệng, ăn uống khó khăn, đến nay bệnh diễn biến càng nặng, sốt cao kéo dài, tổn thương trợt loét toàn thân, thể trạng yếu, nhiễm trùng nặng, albumin giảm, tiên lượng rất nặng nề.
Các bác sĩ chẩn đoán ông T. bị thiếu Niacin. Đây là vi chất quan trọng trong chuyển hoá sinh năng lượng của cơ thể sống.
Bệnh pellagra là do chế độ ăn thiếu niacin hoặc tryptophan hoặc thiếu cả hai và mất cân bằng các acid amin trong cơ thể.
Các biểu hiện về tiêu hoá là triệu chứng hay gặp nhất trước khi xuất hiện các biểu hiện bệnh da. Bệnh nhân có thể có các biểu hiện rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ỉa chảy... tổn thương da xuất hiện về mùa hè, sau đó có những đợt bệnh nặng hoặc tái phát theo mùa.
Các thay đổi về da là các biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh, vị trí hay gặp là vùng tiếp xúc với ánh nắng hoặc vùng cọ xát nhiều.
Biểu hiện ban đầu thường là ban đỏ ở vùng mu tay kèm theo ngứa và cảm giác dát bỏng, tổn thương đối xứng và da hơi phù nề nhẹ.
Trong một số bệnh nhân, mụn nước xuất hiện sau vài ngày bị ban đỏ, các tổn thương liên kết với nhau thành bọng nước rồi vỡ ra. Trong một số trường hợp khác xuất hiện các vẩy da khô màu nâu.
Sau đó bệnh nhân bị tổn thương da trở nên cứng, khô ráp, dễ vỡ màu hơi nâu. Thượng bì các ngón tay dày và các nếp gấp bị xoá. Xuất hiện các vết nức đau ở lòng bàn tay và ngón tay.
Khi giai đoạn nặng kéo dài, da bệnh nhân trở nên cứng hơn, khô hơn, dễ vỡ hơn và trên da phủ một lớp vẩy màu hơi đen do xuất huyết.
Th.BS.Nguyễn Thị Minh Thu, Phó Trưởng Khoa Điều trị bệnh da nam giới cho biết, bệnh này không điều trị có thể gây nhiễm trùng huyết và có thể tử vong.
Do đó, phương pháp điều trị đặc hiệu là uống niacinamide (còn gọi là vitamin PP). Chế độ ăn giàu vitamin (đặc biệt các vitamin nhóm B khác) và đạm năng lượng cao là cần thiết.
Nguồn vitamin PP trong thực phẩm gồm các loại như thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh và ngũ cốc... Nhu cầu cần thiết hằng ngày là 14 - 18mg.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các triệu chứng lạ xuất hiện trên da, người bệnh cần đi khám để xem nguyên nhân và mức độ thiếu hụt để bổ sung một cách hợp lý; Tránh tự ý mua thuốc về dùng sẽ dẫn đến dùng liều không đúng. Nếu dùng liều cao cũng gây bất lợi như: buồn nôn, đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da và có thể tử vong.
Diệu Thu – Hoàn Như
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh
Sống lành mạnh - 17/09/2024
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh