Người đàn ông bỏ quên ống thông trong người 3 năm
Ngày 18/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó GĐ chuyên môn BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ vừa nội soi lấy 3 đoạn ống thông JJ bị đứt nằm trong niệu quản người đàn ông suốt 3 năm.
Người đàn ông tiểu ra máu đến bệnh viện khám mới biết bỏ quên ống thông 3 năm |
Ông Danh Hiệp (56 tuổi, ngụ huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đến BV đa khoa Trung ương Cần Thơ khám vì tiểu tra máu.
Ông Hiệp khai cách đây hơn 3 năm, ông đã mổ sỏi thận tại 1 bệnh viện khác. Song, sau đó ông không thấy có triệu chứng lạ nên không đi tái khám theo lịch hẹn.
Thời gian gần đây, ông thường xuyên đi tiểu ra máu và kèm theo đau lưng nên đi khám. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện bệnh nhân còn ống thông JJ bên trái bị đứt thành 3 đoạn, trên thành ống bám nhiều sạn.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có một sỏi niệu quản bên phải to khoảng 2cm. Bác sĩ cho biết đây là tình trạng phức tạp, nên phải phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản bên phải cho bệnh nhân.
Sau đó, tán sỏi nội soi do sỏi bám vùng đầu ống thông bên trái và nội soi lên niệu quản gắp ra 3 đoạn ống thông JJ bị đứt.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, giảm đau lưng, nước tiểu vàng trong, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Người đàn ông tiểu ra máu đến bệnh viện khám mới biết bỏ quên ống thông 3 năm |
BSCK2 Nguyễn Phước Lộc, Trưởng Khoa ngoại thận-tiết niệu cho biết, ống thông JJ là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt thường đặt vào niệu quản sau phẫu thuật sỏi thận, niệu quản hoặc tán sỏi niệu quản nội soi… để chuyển lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang nhằm tránh các biến chứng như: đau sau mổ do sót mảnh sỏi nhỏ di chuyển xuống, dò xì nước tiểu kéo dài, hẹp niệu quản….
Thời gian lưu ống thông JJ có loại đặt tối đa từ 3, 6 tháng hoặc 1 năm tùy vào đặc điểm của mỗi ống thông và theo chỉ định của phẫu thuật viên.
"Thông thường ống thông này đặt sau mổ sạn thận là loại ống để lưu tối đa là 3 tháng và sẽ nội soi rút ra sau mổ khoảng một vài tuần.
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân không tái khám theo hẹn, thời gian để quá dài sẽ có nguy cơ tạo sỏi xung quanh đầu ống thông hoặc dọc theo ống thông, nhiễm trùng đường tiết niệu, ống bị đứt nhiều đoạn… gây đau, tiểu máu và khó khăn trong việc xử trí rút ống thông. Đôi khi phải phẫu thuật để lấy ống thông ra.
Cho nên tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiết niệu nên tái khám đúng hẹn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử trí kịp thời", bác sĩ Lộc nói.
Hoài Thanh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?