Nguy cơ khi chuột hoành hành khắp chốn trong mùa dịch

Theo VnExpress 02:16 06/04/2020 - Sống lành mạnh

Bị mất nguồn thức ăn từ rác thải trên đường phố, những con chuột đói mồi có thể mò vào nhà sục sạo, giúp nCoV phát tán rộng hơn.

Chuột hoành hành táo tợn hơn do thiếu thốn thức ăn. Ảnh: National Geographic.

Chuột hoành hành táo tợn hơn do thiếu thốn thức ăn. Ảnh: National Geographic.

Người dân trên khắp thế giới đang thay đổi hành vi hàng ngày trong nỗ lực làm chậm tốc độ lây lan của nCoV. Sự vắng bóng của con người đang gây ra hiệu ứng lan tỏa trong hệ sinh thái đô thị. Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là chuột ra khỏi nơi ẩn nấp. Chúng hoành hành trên đường phố giữa ban ngày và xâm chiếm nhà cửa trong công cuộc tìm kiếm thức ăn.  

Ở khu phố Pháp thuộc thành phố New Orleans, Mỹ, du khách không còn xuất hiện, dẫn tới sự biến mất của rác thải. Những con chuột đói ăn lang thang cả ngày với số lượng lớn. Tại Seattle, người dân bắt gặp chuột đánh nhau trong các công viên công cộng vào buổi chiều. "Chúng không bò hối hả hay chạy vọt qua. Thay vào đó, chúng nghênh ngang bước qua đống vụn gỗ như những học sinh trong nhạc hội ở trường trung học", nhà văn Charles Mudede chia sẻ.

Những người chưa bao giờ gặp vấn đề với chuột trước đây bỗng dưng phải xử lý các vị khách không mời xâm phạm nơi họ cách ly xã hội. Annette và Andreas Spreer vẫn dự trữ rau củ, bắp cải và táo ở tầng hầm từ năm 1995. Họ sống ở Stuttgart, Đức, nơi các nhà hàng đóng cửa từ ngày 22/3 và mọi người cố gắng ở trong nhà hết mức có thể. Vài ngày trước, lần đầu tiên Annette nhận thấy khoai tây của cô bị chuột cắn. "Chúng không ăn táo hay bắp cải, cà rốt. Chúng chỉ ăn khoai tây. Tôi không thể tin điều này lại xảy ra", Annette chia sẻ.

Những câu chuyện tương tự chắc chắn đang xảy ra trên khắp thế giới, theo Robert Corrigan, chuyên gia nghiên cứu chuột ở đô thị. Ông cho biết khi những đàn chuột mất nguồn thức ăn quen thuộc như rác thải trong công viên hoặc thức ăn thừa ngoài nhà hàng, chúng sẽ bắt đầu đánh nhau để tranh giành bất kỳ đồ ăn nào còn sót nào. Một số con chuột sẽ giết và ăn thịt chính đồng loại của chúng để sinh tồn. Vài con khác sẽ mò vào nơi xa lạ để tìm nguồn thức ăn mới.

Nếu lũ chuột đói mồi đánh hơi thấy mùi thức ăn trong nhà bạn, nhiều khả năng chúng sẽ tìm cách đột nhập. "Chúng sẽ thò mũi qua khe cửa nếu có thể. Sau khi vào trong nhà, chuột sẽ hành động táo tợn vì chúng cần tìm thức ăn để sinh tồn. Chúng là động vật hoang dã. Chúng sẽ mò mẫm quanh nhà. Nếu có em bé trong cũi cùng bình sữa, chúng sẽ lần theo mùi hương đó. Chúng có thể nhai dây điện và mang theo virus. Chuột trong nhà là vấn đề rất nghiêm trọng", Corrigan nói.

Bản thân chuột có thể mang mầm bệnh. Chưa có bằng chứng chuột có thể nhiễm nCoV, virus gây đại dịch SARS, nhưng Corrigan lo ngại chúng có thể góp phần phát tán virus khi len lỏi qua những đường ống cống chứa đầy phân và sau đó bò qua nhà dân. "Nếu chúng ta có thể truyền virus bám trên đầu ngón tay, dĩ nhiên chuột cũng có thể làm lây lan virus ở bàn chân, lông và đuôi chúng", Corrigan nhận định.  

Ngày cả khi chuột mang theo phân người vào nhà, bạn không nên hoảng sợ. Dù nCoV được phát hiện trong phân của bệnh nhân nhiễm virus ở bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết nguy cơ lây nhiễm qua phân rất thấp. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng hiện nay là giữ nhà cửa sạch sẽ và rửa tay thường xuyên. Thùng rác ngoài trời cần có nắp đậy chặt. Khe hở bên dưới cửa và những lối vào khác cần được bịt kín. Chuột cống có thể chui qua khe cửa cao 1,5 cm trong khi chuột nhắt có thể lách qua vết nứt rộng 0,6 cm.  

Theo Jim Fredericks, nhà côn trùng học ở Hiệp hội quản lý vật gây hại Mỹ, nếu chuột đói tới mức đến những chỗ mới để tìm kiếm thức ăn, chắc chắn chúng sẽ dễ dàng mắc bẫy. Những loài chuột khác nhau chiếm những khu vực khác nhau trong thành phố. Chuột sống trong công viên chắc chắn bị ảnh hưởng mạnh bởi lệnh phong tỏa khi các thùng rác trống rỗng và số người đi cắm trại giảm. Chúng buộc phải mò mẫm kiếm ăn ở bãi đất rộng và có thể dễ dàng trở thành mồi săn cho chim ưng, cú, sói đồng cỏ và gấu mèo. Ít nhất trong thời gian ngắn, khi con người ở trong nhà, những loài săn mồi này sẽ thống trị đô thị, trở nên béo tốt và sống thoải mái trên đường phố vắng lặng.

An Khang (Theo National Geographic)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới