Những bộ phận của tôm nên bỏ khi ăn

Theo VnExpress 07:48 01/04/2021 - Sống lành mạnh
Nên lột vỏ tôm, bỏ đầu tôm và phần chỉ đen trên lưng tôm trước khi chế biến để tránh nhiễm ký sinh trùng, ảnh hưởng tiêu hóa.

Tôm là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100 g tôm chứa 17-20 g protein và nhiều vitamin khoáng chất khác như selen, vitamin B12, omega-3, canxi giúp tái tạo năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho xương khớp, tim mạch.

Thạc sĩ dinh dưỡng Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng song không phải bộ phận nào của tôm cũng nên ăn.

Đầu tôm

Nhiều người cho rằng đầu tôm rất bổ dưỡng, trong đó mắt tôm giúp sáng mắt, tốt cho não. Nhiều bà nội trợ có thói quen để nguyên đầu tôm hoặc cắt đầu tôm ra giã nấu canh. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm.

"Không nên ăn đầu tôm, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, vì nơi đây chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và các chất của đường tiêu hóa gây ảnh hưởng sức khỏe", Thạc sĩ Khuê Tường khuyến cáo.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội lưu ý người tiêu dùng khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại nặng như asen, các chất độc hại. Với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai.

Chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ đen đậm nằm ngay sát trên lưng tôm thường thấy những con tôm lớn. Đây là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng của chúng.

Theo thạc sĩ Tường, thực chất khi nấu tôm chín, đường chỉ này cũng không gây hại. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ cho món ăn, người dân nên làm sạch đường chỉ trước khi chế biến.

Vỏ tôm

Nhiều người tin rằng vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi tốt cho xương. Một số bà mẹ thậm chí ép con ăn tôm nguyên vỏ. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Tường, vỏ tôm không chứa canxi như nhiều người lầm tưởng. Thành phần chính của vỏ tôm là kitin, một dạng polymer tạo nên vỏ của các loại giáp xác.

"Ngược lại, việc ăn vỏ tôm, nhất là trẻ nhỏ, dễ gây hóc xương, khó tiêu hóa", thạc sĩ lưu ý.

null

Nên bỏ vỏ và đầu tôm trước khi ăn để tránh nhiễm độc và khó tiêu hóa. Ảnh. YHA

Lê Cầm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới