Những người không nên ăn dưa và cà muối

Bà bầu, người bị bệnh tim, gan, thận, tăng huyết áp, tiêu hóa kém không nên ăn dưa muối.

Bác sĩ Hoàng Thị Linh Lan cho biết giá trị dinh dưỡng trong cà và dưa muối không nhiều, chỉ chứa một ít vitamin, đạm và đường bột. 

Nhiều người nghĩ dưa, cà muối có nhiều men vi sinh tốt cho sức khỏe. Thực tế những loại rau củ quả để muối thường nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic gây bệnh và ký sinh trùng. Kể cả khi món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn cũng không nên ăn quá nhiều và liên tục.

Dưa và cà muối quen thuộc trong bữa cơm người Việt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn. Ảnh: Cẩm AnhDưa và cà muối quen thuộc trong bữa cơm người Việt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn. Ảnh: Cẩm Anh
Dưa và cà muối quen thuộc trong bữa cơm người Việt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn. Ảnh: Cẩm Anh

Người không nên ăn dưa và cà muối:

Bị bệnh về tiêu hóa

Những người có đường tiêu hóa kém ăn các món muối chua dễ mắc bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn. Người bị đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn khi cảm thấy có kích thích tại vùng thượng vị. Lý do là nồng độ axit cao trong món ăn làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây bệnh viêm mạn tính hoặc loét dạ dày.

Cao huyết áp

Muối làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ cao xuất hiện nhiều biến chứng cho người bệnh.

Suy thận

Khi bị suy thận, các chức năng đào thải độc tố của thận giảm. Người bệnh ăn mặn sẽ bị tăng huyết áp, giữ nước gây phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận nên ăn hạn chế muối và các loại dưa, cà muối.

Phụ nữ mang thai

Dưa, cà muối có nitrit kết hợp với các gốc amin trong thịt, cá... tạo thành nitrosamin - một trong những chất gây ung thư. Phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi. Chị em không cần kiêng hoàn toàn song cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là với loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.

Để ăn dưa, cà muối an toàn với sức khỏe, bác sĩ Lan khuyên:

- Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt không ăn khi đói. Mỗi người trong một tuần chỉ nên ăn khoảng 50 g.

- Không ăn dưa muối khi còn hăng, cay, có vị ngai ngái hoặc đã quá chín, quá chua, đổi màu, lên nhớt, cà đã nổi váng vàng hoặc nấm đen...

- Trước khi ăn nên rửa sạch dưa nhiều lần để giảm độ mặn và độ chua.

- Khi muối dưa, cà, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ thật kỹ. Không muối vào thùng sơn, thùng nhựa tái chế vì có thể bị thôi hóa chất độc hại dính ở thùng. Nên muối vào bình thủy tinh, bình sứ tráng men.

Cẩm Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới