Những người tuyệt đối không nên uống nhiều nước
Nước có nhiều tác dụng như giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn dịch trong cơ thể, loại bỏ chất thải sau quá trình trao đổi chất.
Bạn chắc hẳn thường xuyên nhận được lời khuyên nên uống nhiều nước hàng ngày, thông thường 8 cốc (khoảng 2 lít). Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thích hợp uống nhiều nước như vậy.
1. Người ngồi một chỗ quá lâu
Hiện tại, nhiều người làm ở văn phòng ngồi một chỗ quá lâu và không tập luyện thể thao. Điều đó sẽ dẫn tới nguy cơ sưng phù chân, giãn tĩnh mạch chân, nặng hơn là tụ huyết khối.
Bởi vậy, nếu bạn ngồi nhiều, uống lượng nước lớn sẽ khiến máu lưu thông chậm, khiến cho chi dưới bị sưng, đau. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi nhiều, uống ít nước, máu sẽ tăng độ nhớt và bạn có nguy cơ bị sỏi.
Cách tốt nhất là bạn hãy chịu khó vận động, đứng dậy đi lại thường xuyên và uống nước trong khi tập luyện.
2. Ra nhiều mồ hôi
Khi toát mồ hôi, cơ thể mất nước và chất điện giải. Nếu bạn uống quá nhiều nước cùng lúc với mong muốn bù lại, sẽ dẫn tới nhịp tim đập nhanh, chóng mặt và mệt mỏi. Điều đó khiến bạn bị sốc, nồng độ natri trong máu giảm, một số cơ quan trong cơ thể bị suy kiệt.
Trong trường hợp này, bạn nên bổ sung nước có khoáng chất.
3. Suy thận
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc. Một lượng chất thải cần được thận xử lý để bài tiết ra bên ngoài dưới dạng nước tiểu. Bởi vậy, bác sĩ thường gợi ý những người khỏe mạnh uống nhiều nước để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Tuy nhiên, với những người yếu thận, giải pháp này không thích hợp. Bởi chức năng thận suy giảm nên khả năng trao đổi chất cũng kém hơn. Uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ tăng gánh nặng lên thận và làm tình hình xấu đi.
4. Tim có vấn đề
Nếu một người bị bệnh tim, lượng nước hấp thụ vào quá nhiều sẽ tăng áp lực lên phổi, gây ra tình trạng khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nghẹt thở hoặc suy tim, nguy hiểm tới tính mạng.
5. Bệnh gan
Nếu bạn đang bị các bệnh như xơ gan, chai gan, bạn cần kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày. Khi bạn nạp quá nhiều nước vào người, sẽ khiến cho bụng tích tụ nhiều dịch, gây ra tình trạng tuần hoàn dịch bị rối loạn.
6. Đường huyết cao
Việc uống nước nhiều không có tác dụng hạ thấp chỉ số đường huyết. Ngoài ra, thói quen này còn khiến cơ thể thêm gánh nặng và gây ra tình trạng phù.
Bởi vậy, uống nhiều nước nhìn chung đem lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Bạn cũng cần cẩn trọng với việc uống nước nóng, nhiệt độ tốt nhất nên từ 35 tới 40 độ C. Nếu nước quá nóng có thể ảnh hưởng tới khoang miệng và niêm mạc dạ dày.
An Yên (Theo Aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ