Sau khi khỏi Covid-19, tôi có thể hiến máu hay không?

Các trường hợp mắc Covid-19 có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: Âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp rRT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy...).

Câu hỏi: Sau khi khỏi Covid-19 bao lâu thì tôi có thể hiến máu định kỳ?

Trả lời: 

Theo Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, các trường hợp mắc Covid-19 có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: Âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp rRT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy...).

Ngoài ra, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cũng khuyến cáo thời điểm người dân có thể hiến máu sau tiêm phòng vaccine Covid-19.

Cụ thể, nếu sức khỏe ổn định, người dân có thể hiến máu sau 7 ngày với các loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt; sau một tháng với các loại vaccine sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vaccine đã được tiêm và sau 6 tháng với người tham gia thử nghiệm vaccine.

Mục đích của việc trì hoãn ít ngày này là để các tác dụng của vaccine được dung nạp tốt nhất sau tiêm, bảo đảm sức khỏe người hiến máu sau tiêm (không còn những phản ứng thông thường như: Sốt, mệt, đau mỏi người) và tránh được phản ứng sau hiến máu.

Đồng thời, người hiến máu cần lưu ý các điểm sau: Chỉ đăng ký hiến máu khi thực sự khỏe mạnh và không có nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường truyền máu, không có yếu tố nguy cơ liên quan Covid-19.

Trả lời đầy đủ, trung thực các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, các yếu tố dịch tễ liên quan Covid-19.

Khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID. Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế khi tham gia hiến máu. Đây là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm an toàn phòng, chống Covid-19 khi tham gia hiến máu.

Hiến máu khi đáp ứng tiêu chuẩn: cân nặng ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam; xét nghiệm huyết sắc tố: ≥ 120 g/l. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9 ml/kg cân nặng.

Nếu từng hiến máu: Cách lần hiến máu gần nhất tối thiểu 12 tuần, cách lần hiến tiểu cầu gần nhất tối thiểu 3 tuần.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới