Suýt chết vì ăn gỏi cá

Theo VnExpress 07:17 02/05/2020 - Sống lành mạnh
Sau khi ăn món cá sống, người đàn ông 54 tuổi sốt, chân phải tê và không thể cử động được vì nhiễm độc "tả biển".

Bệnh nhân ở Hải Phòng, là lao động tự do, làm việc tại các công trình xây dựng địa phương. Ngày 7/4, ông cùng bạn bè ăn món gỏi cá rô phi. Hôm sau, ông bắt đầu phát sốt, chân phải tê và không thể cử động được. Ông được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng ngày 9/4.

Các bác sĩ khám và chẩn đoán ông bị nhiễm độc do "vibrio haemolyticus" hay còn gọi là "tả biển", một loại vi khuẩn thường có trong các loại thủy sản như cá, tôm... Người bệnh rơi vào trạng thái sốc, suy giảm chức năng gan, thận, cần thuốc vận mạch để duy trì huyết áp.

Bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ chân phải càng sớm càng tốt để cứu lấy tính mạng, song gia đình chưa thống nhất, nên ông được rạch tháo mủ ở cẳng chân phải và chuyển lên Bệnh viện Việt Đức, ngày 11/4.

Các bác sĩ trực cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và hồi sức của Việt Đức liên tục hội chẩn, đưa ra các biện pháp tốt nhất nhằm duy trì tình trạng huyết động, hướng xử lý vết thương ở cẳng chân cho người bệnh. Sau 3 ngày điều trị tích cực, may mắn bệnh nhân đã tỉnh dần và các chỉ số trong cơ thể dần ổn hơn. 

Tình trạng toàn thân của bệnh nhân tiến triển tốt hơn sau một tuần, không còn dùng vận mạch, chức năng gan và thận dần trở lại bình thường. Bệnh nhân được phẫu thuật lại để cắt lọc và xử trí nhiễm khuẩn ở cẳng chân phải cùng với việc duy trì kháng sinh liều cao. Kết quả xét nghiệm sau đó không còn ghi nhận xuất hiện của "tả biển".

Chân bệnh nhân tổn thương do nhiễm tả biển. Ảnh: Thảo My.
Chân bệnh nhân tổn thương do nhiễm tả biển. Ảnh: Thảo My.

Vibrio parahaemolyticus là vi khuẩn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường ăn uống, cùng họ với vi khuẩn tả (vibrio cholerae) gây ra nên còn được gọi là "tả biển". V.parahaemolyticus là vi khuẩn ưa mặn, tồn tại trong nước biển và các động vật biển như cá, tôm, sò, ốc..., thường sống ở các cửa sông và ven biển hầu hết các vùng trên thế giới.

V.parahaemolyticus đã được xác nhận là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thức ăn do ăn cá biển và hải sản. Đây là một trong 3 chủng vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, hiện được xem là mối đe dọa, gánh nặng bệnh tật đến sức khỏe.

Phó giáo sư Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, cho biết dù giữ được tính mạng, giữ được chân nhưng bệnh nhân sẽ phải tập phục hồi chức năng để có thể trở lại cuộc sống bình thường. 

Bác sĩ Trần Tuấn Anh, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, khuyến cáo người dân nên bỏ thói quen ăn đồ sống, nấu chưa chín bởi luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại vi sinh vật nguy hiểm.

Mọi người cần ăn chín, uống sôi và tránh các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ độc tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới