Tác hại của rượu

Chồng tôi hay uống rượu, gần như ngày nào cũng đi nhậu. Xin hỏi, những tác hại cụ thể của rượu để tôi vận động chồng bỏ bớt thói quen này? (nguyen...@gmail.com)

Chất cồn có trong rượu là một trong những nguyên nhân chính gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Ở tất cả các bộ phận, rượu đều có thể tác động xấu. Nhưng nguy hại nhất là:

Ung thư gan - Ảnh minh họa
Ung thư gan - Ảnh minh họa

 

Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da; phần còn lại  (90%-95%) được chuyển đến  gan để “xử lý”. Ở gan, rượu  được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày. Khi uống rượu thường xuyên  sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ do rượu cản trở khả năng “bẻ gẫy” các chất béo của gan, nếu kéo dài có thể gây xơ gan  (mô gan bị phá hủy, sẹo hóa, giảm lưu lượng máu đến gan, giảm chức năng gan).

Miệng: nồng độ cồn cao làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.

Dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé có thể ngấm qua niêm mạc dạ dày mà không  cần tham gia vào quá trình tiêu hóa giống như thức ăn. Khi dạ dày trống rỗng, rượu đi thẳng vào máu. Khi dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn có hàm lượng protein cao, tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại. Cacbonat trong đồ uống có thể được trộn với rượu làm tăng tốc độ hấp thụ rượu. Khi nồng độ cồn và dịch vị  cao, kích thích niêm mạc tăng lên, phản ứng nôn mửa là phản xạ của cơ thể  để giảm kích ứng này. Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% (rượu còn lại) được hấp thụ vào máu từ ruột non.

Ảnh hưởng của rượu đến não - Ảnh minh họa
Ảnh hưởng của rượu đến não - Ảnh minh họa

 

Não: Khi đến não, rượu ngay lập tức ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể: sự thay đổi phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu khiến cho khả năng phán quyết giảm, khả năng khéo léo giảm, mất kiểm soát hành vi.

THS. NGUYỄN THỊ HÀ

(BV Đại học Y Hà Nội)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới