Tại sao bạn nên ăn càng chậm càng tốt?

Bạn có bao giờ ăn rất nhiều mà không thấy no nhưng một lúc sau, bạn bị đầy bụng, khó chịu?

Các nhà khoa học cho biết, kể từ khi bạn bắt đầu bữa ăn, não sẽ mất ít nhất 20 phút để nhận tín hiệu no bụng. Bởi vậy, nếu bạn ăn quá nhanh, não chưa kịp phản ứng. Khi đó, bạn nghĩ mình vẫn có thể ăn thêm nên tiếp tục thưởng thức các món dù thực tế dạ dày đã đầy. 

Các sĩ thường khuyên bạn hãy ăn từ tốn, càng chậm càng tốt. Nhờ vậy, bạn sẽ không có cảm giác đầy bụng khó chịu, không nạp quá nhiều calorie vào cơ thể gây béo phì.

Bạn nên ăn chậm để tiêu thụ lượng thức ăn vừa đủ. Ảnh minh họa: My-best
Bạn nên ăn chậm để tiêu thụ lượng thức ăn vừa đủ. Ảnh minh họa: My-best

Thức ăn trải qua quá trình tiêu hóa khoảng 6-8 tiếng, từ miệng qua họng, thực quản, dạ dày và ruột non sinh ra chất dinh dưỡng. Phần thức ăn còn sót lại sẽ chuyển xuống ruột già. 

Theo đó, bạn hãy nhai thật kỹ, ăn từng miếng nhỏ. Việc này cũng giúp giảm tải cho dạ dày trong việc nghiền nát thức ăn.

Ngoài ra, để tránh ăn dồn dập một lúc, gây hại cho đường tiêu hóa, bạn không nên bỏ bữa. Các bữa ăn cần đúng giờ. Nếu hơi đói, bạn nên ăn ngay, tránh chờ tới lúc bụng cồn cào.

Nếu không áp dụng được thói quen ăn kỹ, ăn chậm, bạn dễ bị tình trạng tiêu thụ quá nhiều thực phẩm với một số tác hại sau:

Béo phì

Chế độ ăn nhiều đạm và nhiều chất béo sẽ sinh ra một lượng dinh dưỡng dư thừa tích tụ trong cơ thể, dẫn tới béo phì và các bệnh nhà giàu (tiểu đường, gút, máu nhiễm mỡ).

Trong đó, béo phì lại là tác nhân dẫn tới bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật, huyết áp cao, xơ vữa động mạch.

Ăn nhiều ăn nhanh dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa: Help Guide
Ăn nhiều ăn nhanh dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa: Help Guide

Bệnh đường tiêu hóa

Chế độ ăn nhiều chất béo có thể gây ra tắc ruột với các biểu hiện như phân đen hoặc có máu. Thêm vào đó, ăn quá nhiều khiến ruột, dạ dày thêm gánh nặng. Nếu bạn ăn no, dạ dày luôn phải hoạt động, không có thời gian cho tế bào niêm mạc phục hồi.

Lượng dịch vị tiết ra nhiều dễ dẫn tới viêm nhiễm, khó tiêu, gây ra loét dạ dày.

Bệnh về xương

Ăn quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì khiến bộ xương gặp khó khăn trong việc nâng đỡ cơ thể. Do đó, bạn dễ gặp các vấn đề về xương.

Viêm tụy cấp

Các bữa ăn quá no, đặc biệt là bữa tối, nếu có sử dụng thêm rượu bia, sẽ khiến tụy bị tác động xấu.

An Yên (Theo Sina)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới