Thay đổi lối sống chữa bệnh Alzheimer

Thay đổi lối sống cá nhân có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ trong vòng 18 tháng.
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ảnh: Havard Health Publishing.
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ảnh: Havard Health Publishing.

Nghiên cứu công bố ngày 30/10, được thực hiện bởi tiến sĩ thần kinh Richard Isaacson, làm việc tại Trung tâm Y tế New York - Presbyterian. Tiến sĩ Richard cho biết đây là thí nghiệm đầu tiên được tiến hành trong một phòng khám thực tế, cho thấy thay đổi lối sống cá nhân có thể cải thiện chức năng nhận thức, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tim mạch. Những thay đổi sinh hoạt này bao gồm ăn kiêng, tập thể dục và rèn luyện trí não.

Từ năm 2013, các bệnh nhân tại Phòng khám Alzheimer thuộc Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian, được trải qua các bài kiểm tra về thể chất, tinh thần và tiến hành chụp cộng hưởng từ. Quá trình này giúp phát hiện sớm dấu hiệu của mảng bám amyloid, nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học cũng ghi lại tiền sử bệnh lý, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen tập thể dục, mức độ căng thẳng và thời gian ngủ. 154 bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 25 đến 86 không mắc Alzheimer, tuy nhiên đều sống trong gia đình có ít nhất một thành viên mắc chứng bệnh này. Các bài kiểm tra nhận thức cho ra kết quả tương đối tiêu cực, theo nhận định của đội ngũ chuyên gia.

Dựa trên kết quả đó, các bệnh nhân được cung cấp một lịch sinh hoạt cá nhân bao gồm 21 hành vi thay đổi lối sống cần thực hiện. 

"Hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng là hai yếu tố quan trọng nhất, những điều này đều được cá nhân hóa tối đa cho mỗi bệnh nhân", theo Tiến sĩ Richard.

Trong khi một số người nhận được thời gian biểu khuyến khích tập luyện aerobic, số khác được xếp lịch tập tạ. 

Thí nghiệm cũng theo dõi chế độ dinh dưỡng của người bệnh, bao gồm thói quen uống rượu, uống sữa, sử dụng khoáng chất và vitamin... Tiến sĩ Richard cho rằng chỉ nên sử dụng thức uống chứa caffein trước 14h mỗi ngày để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, không nên tiêu thụ carbohydrates liên tục trong vòng 12 giờ, đây được gọi là chu trình nhịn ăn gián đoạn. 

Kết quả cho thấy nhóm người bệnh thực hiện dưới 60% các hành vi thay đổi lối sống được đề xuất không có sự cải thiện về chức năng não bộ. Trong khi đó, nhóm bệnh nhân tuân thủ từ 60% lịch sinh hoạt trở lên (trung bình 12 trong số 21 thói quen) có trí nhớ và khả năng tư duy tốt hơn trong vòng 18 tháng sau đó. 

Theo Giáo sư Thần kinh học Rudy Tanzi của Đại học Harvard: "Cần thực hiện nhiều hơn các hình thức nghiên cứu lâm sàng này. Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian cho các thử nghiệm thuốc, nhưng việc thay đổi lối sống cũng có thể duy trì khả năng ghi nhớ của não bộ". 

Bệnh Alzheimer bắt đầu hình thành trong não khoảng 20 đến 30 năm trước khi các triệu chứng xuất hiện. Ước tính, 47 triệu người Mỹ đang sống chung với loại Alzheimer tiền lâm sàng này.

Thục Linh (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

Sống lành mạnh - 13/03/2024

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Sống lành mạnh - 12/03/2024

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Sống lành mạnh - 10/03/2024

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Sống lành mạnh - 06/03/2024

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới