Thói quen làm gia tăng nguy cơ đột quỵ mùa nóng
Hội Đột quỵ Mỹ thống kê, cứ 45 giây trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ. Ba phút trôi qua, thế giới có một người tử vong do bệnh này. Mức độ nguy hiểm của đột quỵ xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong, tàn tật chỉ đứng sau bệnh ung thư, tim mạch.
Tại Việt Nam, mỗi năm, có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% số này tử vong. Đột quỵ phần lớn gặp ở người cao tuổi nhưng người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải. Người bệnh rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được. Giới chuyên gia khuyến cáo, người bị đột quỵ tăng cao hơn vào mùa hè, tập trung vào những khoảng thời gian có đợt nóng đỉnh điểm.
Theo tạp chí Best life của Mỹ, thực tế, có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân khiến con người bị đột quỵ trong ngày nắng nóng.
Ngồi nhiều trong thời gian dài, thức khuya
Việc thức khuya kéo dài nhiều đêm có thể làm kích thích, tổn thương mạch máu. Khi ngủ ít hoặc tâm trạng quá căng thẳng, lo lắng, áp lực, các hormone trong mạch máu có thể khiến cảm xúc bùng phát, chúng sẽ tiếp tục tiết ra chất adrenaline có thể gây ra bất thường trong mạch máu, gây đột quỵ.
Ngồi hoặc nằm nhìn chằm chằm vào điện thoại di động hay các thiết bị điện tử trong một thời gian dài có thể làm nén các mạch máu ở cổ gây ra tình trạng ứ đọng mạch máu, có thể hình thành các cục máu đông. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Uống nhiều rượu, bia, chất kích thích
Khi uống bia rượu quá nhiều, thường xuyên chúng ta có thể phải đối diện với tình trạng tăng huyết áp, có nguy cơ bị xuất huyết não.
Một lon thức uống năng lượng (nước tăng lực) có dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.
Hút thuốc
Nghiện thuốc lá không chỉ làm hỏng lá phổi, nó còn góp phần đẩy cao hàm lượng cholesterol trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông, ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu lên não.
141 nghiên cứu trên 12 triệu người hút thuốc lá đã được Đại học London và Đại học Hồng Kông tổng hợp. Kết quả cho thấy, chỉ cần hút một điếu thuốc mỗi ngày cũng làm nguy cơ đột quỵ tăng lên 48%, nguy cơ cao gấp 200% nếu hút 20 điếu mỗi ngày.
Ăn uống không lành mạnh
Nhật Bản với 57% dân số trên 40 tuổi, có tỷ lệ đột quỵ thấp nhất nhì thế giới. Ăn uống lành mạnh là bí quyết của người dân nước này. Người Nhật không ăn nhiều thịt mà chủ yếu ăn cơm, cá, rau quả, khoai lang, rong biển, đậu phụ, nấm và trà xanh. Chúng ít calo, ít cholesterol, có đặc tính kháng viêm, ngăn ngừa lão hóa. Thực phẩm phải tươi sống, mùa nào thức nấy, an toàn, tốt cho cơ thể.
Mỗi người hạn chế đồ ăn lạnh, nhiều chất béo, nhiều đường hay đồ ăn quá mặn... vì dễ khiến sức khỏe tim mạch giảm sút.
Thói quen hạ nhiệt cơ thể nhanh
Bật điều hòa xuống thấp khi mới đi nắng về, tắm ngay lúc vừa mới đi nắng về, tắm quá khuya hoặc nhiều lần trong ngày... khiến cơ thể bị sốc nhiệt, các tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm. Những người có huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ, tử vong.
Ngoài tuổi tác, giới tính là không thể thay đổi thì những yếu tố nguy cơ khác đều có thể can thiệp được để giúp phòng nguy cơ đột quỵ khi mùa nóng về. Trước hết, mỗi người cần điều trị, kiểm soát tốt với các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch. Đồng thời, bạn tuân thủ các chú ý sau:
Không để cơ thể sốc nhiệt: Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời, quần áo nên chọn loại chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.
Điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa trong khoảng 26-280C: Bạn có thể làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức, định kỳ sau khoảng 45 phút đến một giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.
Uống nước thường xuyên để tránh mất nước: Sau khi kiểm tra 727 trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ, một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy, 30% bệnh nhân bị nhiễm trùng trong 90 ngày trước đột quỵ. Một trong những phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu. Để phòng ngừa bệnh, mỗi người nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý: uống đủ nước, mỗi ngày 2 - 2,5 lít giúp thận bài tiết nước tiểu.
Bạn dùng thêm nước trái cây, rau xanh, rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện của thời tiết nắng nóng.
Sử dụng các thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe: Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học với các thực phẩm lành tính là cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, bạn có thể chủ động sử dụng thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ. Người tiêu dùng tìm thực phẩm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông lên não tốt hơn.
Tại Việt Nam, sản phẩm có chứa nattokinase có dấu JNKA đều cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.
Các yếu tố khác: kiểm soát stress, kiểm soát huyết áp và đường huyết; khám sức khỏe định kỳ... cho người có mắc các bệnh có nguy cơ cao đột quỵ.
Lê Nguyễn
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?