Thói quen ngậm tăm khiến người phụ nữ thủng đại tràng
Đây là một trong nhiều ca phẫu thuật do nuốt nhầm dị vật, gây biến chứng nguy hiểm gần đây, được các bác sĩ thực hiện tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E xử lý.
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Đạt, khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau lan dần xuống vùng hố chậu phải, bụng chướng, cơn đau tăng dần, khó chịu, buồn nôn, có sốt…
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành khám lâm sàng và chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết…
Thông qua kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy hình ảnh có khí tự do ổ bụng (thủng tạng rỗng), dày thành trực tràng cao, tụ dịch và thâm nhiễm xung quanh. Tiên lượng tình trạng người bệnh rất nặng, có nguy cơ nhiễm trùng máu và tử vong cao.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn cấp cứu, xác định người bệnh bị thủng tạng rỗng và nhanh chóng chỉ định phẫu thuật khâu lỗ thủng tạng rỗng và bơm rửa ổ bụng.
Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh xuất hiện biểu hiện đau trước đó một ngày, đau theo cơn, tăng dần… tuy nhiên người bệnh nghĩ do áp lực công việc và thời tiết dẫn đến đau dạ dày thông thường nên không đi khám. Sau đó, cơn đau tăng dần, xuất hiện tình trạng chướng bụng… không rõ nguyên nhân, được người nhà đưa đến cấp cứu tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện E.
Ca mổ cấp cứu cho người bệnh nữ nhanh chóng được tiến hành với sự tham gia của nhiều chuyên khoa gồm Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Đạt – Khoa Phẫu thuật tiêu hóa cùng ê-kíp gây mê, hồi sức… Các phẫu thuật viên đã lựa chọn phương án can thiệp bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng.
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ổ bụng có mủ và tổn thương bên trong có dị vật là dài xấp xỉ 7cm đâm thủng vị trí nối giữa trực tràng và đại tràng Sigma, tạo thành ổ viêm. Các bác sĩ tiến hành làm sạch ổ viêm, lấy dị vật, phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng, đính trực tràng và thành bụng, lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh…
Bác sĩ Nguyễn Quốc Đạt cho biết, rất may ở người bệnh này, nhờ đến bệnh viện sớm và được phẫu thuật cấp cứu kịp thời nên chưa dẫn đến các biến chứng nặng.
"Thông thường, dị vật sẽ được tiêu hóa ra ngoài mà không hề gây ra các biến chứng. Nhưng đối với các dị vật sắc nhọn như tăm xỉa răng có nguy cơ cao gây thủng đường tiêu hóa và thậm chí tử vong nếu phát hiện và xử trí muộn", bác sĩ Đạt cho hay.
Trước đó, khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E cũng đã phẫu thuật cấp cứu cho nhiều trường hợp nuốt dị vật tương tự như hóc xương cá, xương gà, vỏ thuốc,… Dị vật có thể đâm thủng bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng…) gây viêm, áp-xe xung quanh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Đạt khuyến cáo, người dân nên nên hết sức cẩn thận khi sử dụng tăm hàng ngày, thí dụ như do thói quen ngậm tăm khi ngủ hoặc dùng tăm để cài trong quá trình chế biến món ăn.
Nguồn: https://nhandan.vn/thoi-quen-ngam-tam-khien-nguoi-phu-nu-thung-dai-trang-post819169.html
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?