Thực phẩm tăng sức đề kháng phòng dịch
Tỏi
Tỏi tên khoa học là Allium sativum Linn, thuộc họ hành, có nguồn gốc ở Trung châu Á và được gây trồng ở nhiều nước ôn đới.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, cho biết tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, dùng tăng nhiệt cho cơ thể. Từ cổ xưa, người ta đã biết sử dụng tỏi để tăng sức dẻo dai và đề phòng bệnh tật. Lực sĩ thời thượng cổ trong kỳ Olympic đều ăn tỏi trước khi thi đấu, thợ xây kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi hàng ngày để tăng sức khỏe.
Một trong những công dụng của tỏi là tiêu diệt vi trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn. Khi bị cảm lạnh, hen phế quản và ho gà, người ta thường xoa ngực bằng tỏi giã nát.
Dùng một tép tỏi tươi xoa ngoài da trị chàm, nấm tóc và mụn cóc mà những phương pháp khác không trị lành. Người xưa thường dùng cồn tỏi để nhỏ mũi hoặc cho ngửi tỏi nghiền nhỏ cũng để trị lành các bệnh cúm, viêm họng, sổ mũi lúc mới khởi phát. Tỏi cũng có thể dùng cho người bệnh nặng hơn như viêm phổi, viêm tai, viêm phổi mạc mắt.
Nên thường xuyên sử dụng tỏi trong bữa ăn. Ảnh: Time Sofindia |
Ngoài ra, tỏi có tác dụng kích thích và điều hòa chức năng cơ thể, như điều hòa các rối loạn chức năng gan (gây bệnh vàng da) và các tuyến nội tiết, đau thần kinh hông, chóng mặt, nóng lạnh bất thường. Tỏi giã vắt lấy nước cốt uống (10 ml) chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm, nhức đầu.
Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hồn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh.
Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trái cây họ cam, quýt
Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh... nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng. Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, công năng lưu thông khí huyết, nhuận phế thanh tràng, bổ huyết kiện tỳ. Bưởi chứa flavanoid giúp cơ thể tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm. Vitamin C có trong nước ép bưởi có thể hỗ trợ làm lành vết thương, giảm viêm nhiễm và hạn chế sự xâm nhập của virus, vi khuẩn (như corona, E. coli,...) vào hệ miễn dịch.
Giống như bưởi, cam, quýt có vị chua, tính mát, tác dụng giải khát, mát phổi, tiêu đờm. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C trong quả họ cam quýt có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh từ một đến 1,5 ngày, cải thiện các chứng ho khan, mất tiếng, cảm sốt nóng... Người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại rau quả như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm...
Vắt nước chanh uống, lấy vỏ chanh xoa vào lồng ngực, xát vào tay chân để trị sốt cao, co giật. Lá chanh sắc lấy nước xông cho ra mồ hôi để trị cảm sốt nóng. Vỏ cam hay vỏ bưởi sắc uống trị đờm trệ, tiêu hóa kém.
Thúy Quỳnh
Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/thuc-pham-tang-suc-de-khang-phong-dich-4063456.html
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ