Thức uống tăng đề kháng phòng Covid-19

Nước gừng, chanh, sả và mật ong, cam, táo, bưởi, nha đam, tía tô nhiều vitamin C, có tính kháng khuẩn giúp phòng cảm cúm, nâng cao sức khỏe mùa dịch.

Ngoài ăn đủ chất mỗi ngày, các loại thức uống còn cung cấp nước, nhiều vitamin và khoáng chất, góp phần phòng ngừa cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp. Dưới đây là một số loại nước uống mà bạn có thể thực hiện cho gia đình để nâng cao sức khỏe mùa dịch.

Nước cam

Cam dồi dào vitamin C giúp tăng sản xuất interferon để tiêu diệt vi khuẩn, virus; hỗ trợ tăng sinh bạch cầu bắt các tác nhân gây bệnh. Các polyphenol có trong cam chống virus xâm nhập vào cơ thể, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng...

Ngoài vitamin C, cam còn giàu chất xơ, có nhiều vitamin A, kali, magie... có lợi cho tim mạch, trí não, thị giác, vóc dáng, làn da. Ăn một quả cam mỗi ngày tốt cho sức khỏe, có thể cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết 100mg cho một ngày.

Cam vắt thành nước ngon miệng, dễ thực hiện nên được nhiều người lựa chọn để nâng cao hệ miễn dịch phòng Covid-19. Bạn có thể uống cam nguyên chất hoặc pha thêm nước ấm, có thể thêm đường, mật ong.

Lưu ý cam vắt nước bị giảm khoảng một nửa lượng vitamin C so với quả cam nên có thể kết hợp cam với các loại trái cây khác để cung cấp thêm vitamin C, đa dạng thức uống. Uống cam với các chất có tính kháng viêm như gừng, mật ong, tinh bột nghệ... cũng rất tốt.

Nước ép cam tươi nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng, phòng nhiều bệnh. Ảnh: Rawfoodsolution.

Nước ép cam tươi nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng, phòng nhiều bệnh. Ảnh: Rawfoodsolution.

Nước ép táo

Ngoài cam, bưởi còn rất nhiều trái cây khác giàu vitamin C, có thể ép hoặc xay làm nước uống vừa ngon miệng vừa có lợi cho sức khỏe như táo. Theo Bright Side (Mỹ), một quả táo chứa đến 4 gam vitamin C và còn rất nhiều vi chất khác như magan, kali, đồng, vitamin nhóm B, A, E... Ăn táo mỗi ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ và hình thành máu đông, có lợi cho tim mạch, trí não, vóc dáng...

Nước ép táo nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón. Thường xuyên uống nước táo giúp cơ thể được bảo vệ, khỏe mạnh hơn. Nước ép táo nói riêng và các loại trái cây nói chung với mùi vị hấp dẫn có thể giúp trẻ lười ăn rau xanh bổ sung lượng vitamin và khoáng chất trong mùa dịch.

Nước ép bưởi

Theo trang Health (Australia), bưởi nằm trong nhóm trái cây chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tăng đề kháng cho cơ thể, giàu kẽm tốt cho người cao huyết áp. Ăn loại quả này còn giúp kiểm soát cân nặng, góp phần giảm nguy cơ ung thư, cholesterol trong máu... Với 92% là nước, bưởi góp phần cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Bạn có thể ép bưởi thành nước để uống thường xuyên. Hỗn hợp bưởi, cam và kiwi giàu vitamin A, E, C giúp phòng tránh cảm cúm. Bạn có thể lấy một quả bưởi hai quả cam và ba quả kiwi gọt vỏ, lấy phần ruột, đem xay nhuyễn và lọc lấy nước làm thức uống trong ngày.

Ảnh: Darkstrong.

Bưởi ép lấy nước bổ sung lượng vitamin và khoáng chất, góp phần thanh lọc cơ thể, nâng cao sức khỏe. Ảnh: Darkstrong.

Nước gừng, chanh, sả, mật ong

Chanh giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Sả, gừng có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giải cảm hiệu quả. Mật ong có đặc tính chống khuẩn, giúp mau lành vết thương. Khi kết hợp chúng cùng nhau tạo thành nước uống giúp phòng bệnh và trị cảm cúm, cải thiện hệ miễn dịch. Chúng còn góp phần làm sạch, phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.

Bạn có thể lấy năm quả chanh, 15 tép sả, gừng một củ, hai thìa mật ong nấu thành nước uống, có thể dùng một ly 100ml vào sáng ngủ dậy, giữa ngày và trước khi đi ngủ.

Nước nha đam

Nha đam từ lâu nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trị nhiều bệnh lý. Theo trang Bright Side (Mỹ), tinh chất từ nha đam giúp kháng khuẩn và kích thích tái tạo tế bào, làm mờ nếp nhăn, dưỡng môi, trị thâm quầng mắt...

Ngoài đặc tính kháng khuẩn, nha đam còn chứa một hợp chất chống viêm góp phần làm dịu triệu chứng khó tiêu do axit, diệt vi khuẩn đường miệng. Các enzym chống viêm còn bảo vệ da khỏi nhiễm trùng khi bị trầy xước.

Nha đam thanh mát, làm thành nước uống thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, nhất là phái đẹp. Trong mùa dịch Covid-19, uống nước nha đam nấu với đường phèn còn góp phần giúp cơ thể giải nhiệt, cải thiện sức khỏe phòng bệnh. Bạn còn có thể nấu chè nha đam với đậu xanh, hạt sen... ăn rất tốt cho sức khỏe.

Nước tía tô

Tía tô được biết đến là loại rau ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm, chữa ho. Chúng còn có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm; góp phần ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng...

Trong Đông y, tía tô sắc với vỏ quýt hoặc gừng, cây dâu... là những bài thuốc chữa cảm lạnh, đau bụng, đầy hơi, ho, khó thở. Tuy nhiên, uống nước tía tô chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn của lương y hoặc bác sĩ đông y, không nên tự ý sắc uống thường xuyên, nhất là với những người có bệnh huyết áp.

Nước tía tô nha đam có lợi cho sức khỏe. Sản phẩm A-Dew với nha đam và đường phèn, chiết xuất lá tía tô tươi, cho vị thơm ngon, thanh mát. Ngoài nước tía tô nha đam A-Dew, Lai Phú Beverage còn có nước thơm, nước đào, yến nha đam nhiều vitamin C, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác góp phần nâng cao sức khỏe phòng bệnh.

Nước tía tô nha đam có lợi cho sức khỏe. Sản phẩm A-Dew với nha đam và đường phèn, chiết xuất lá tía tô tươi, cho vị thơm ngon, thanh mát. Ngoài nước tía tô nha đam A-Dew, Lai Phú Beverage còn có nước thơm, nước đào, yến nha đam nhiều vitamin C, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác góp phần nâng cao sức khỏe phòng bệnh. 

Để tận dụng lợi ích của tía tô, bạn có thể chọn loại nước uống tía tô đã được chế biến, sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Khi đó, những dưỡng chất quý của tía tô được giữ lại, liều lượng phù hợp để an toàn cho sức khỏe. Nước tía tô kết hợp với các nguyên liệu khác như nha đam còn tăng tác dụng ngừa cảm cúm, tăng đề kháng phòng Covid-19 hiệu quả hơn.

Kim Uyên

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/thuc-uong-tang-de-khang-phong-covid-19-4071924.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới