Trà hay cà phê tốt cho sức khỏe hơn

Hai thức uống phổ biến nhất thế giới có nhiều ưu điểm nhưng cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu dùng quá nhiều.

Lựa chọn uống trà hay cà phê tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Nhưng đã bao giờ bạn băn khoăn về lợi - hại của hai thức uống phổ biến bậc nhất này chưa? 

Dưới đây là những tác dụng với sức khỏe của trà và cà phê cùng một số nguy cơ có thể xảy ra nếu bạn uống không đúng cách.

null

Tác dụng của cà phê

Trong những năm qua, người thích cà phê ghi nhận được một số nhận xét trái chiều về đồ uống này. Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu về mối liên hệ giữa cà phê và sức khỏe đều cho kết quả khả quan.

Đầu tiên, cà phê chứa lượng cao chất chống oxy hóa - những hợp chất giúp làm sạch tế bào của bạn khỏi các gốc tự do gây hại, giảm viêm và làm chậm quá trình lão hóa.

Nhưng lợi ích của cà phê không dừng lại ở đó. Một nghiên cứu quy mô từ năm 2013 cho thấy khi mọi người uống hơn một tách mỗi ngày trong thời gian 4 năm, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 11%.

Theo Quỹ Parkinson Mỹ, có mối liên hệ rõ ràng giữa việc uống cà phê và giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tiêu thụ cà phê cũng có liên quan đến việc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, bệnh gan và ung thư ruột kết.

Tác dụng của trà

Giống như cà phê, trà rất giàu chất chống oxy hóa. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, các chất chống oxy hóa trong trà làm chậm sự phát triển của khối u ung thư.

Thêm vào đó, một nghiên cứu trên 100.000 người trưởng thành đã kết luận những người uống trà từ 3 lần trở lên trong một tuần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.

Một số khảo sát còn cho thấy polyphenol trong trà có thể thúc đẩy vi khuẩn tốt trong đường ruột. Những người uống trà thường xuyên có mức cholesterol tốt và chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn.

Nguy cơ của uống quá nhiều cà phê

null

Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào hàm lượng caffeine bạn hấp thụ.

Sức khỏe có thể bị ảnh hưởng trầm trọng do caffeine, từ trào ngược axit, bàng quang quá tải tới hội chứng ruột kích thích. Caffeine dư thừa thậm chí gây rối loạn tinh thần của bạn, dẫn đến lo âu và ngủ không ngon.

Phụ nữ mang thai cũng nên cẩn thận với việc tiêu thụ cà phê.

Ngoài ra, chất tannin trong cà phê bám vào răng, gây xỉn màu. Bạn có thể giảm bớt tác động này bằng cách súc miệng hoặc đánh răng sau khi dùng cà phê.

Nguy cơ của uống quá nhiều trà

null

Mặc dù trà là thức uống phổ biến trên toàn thế giới (chỉ đứng sau nước về lượng tiêu thụ toàn cầu), việc uống trà cả ngày không phải lúc nào cũng được khuyến khích.

Trà đen chỉ có khoảng một nửa lượng caffeine so với cà phê. Nhưng quá nhiều caffeine từ trà có thể gây ra cảm giác bồn chồn và ảnh hưởng tới cơ thể. Chất tannin trong trà cũng làm đổi màu răng của bạn.

Rõ ràng, cả cà phê và trà đều có một số lợi ích ấn tượng khi uống vừa phải, rất ít nhược điểm. Nhưng nếu bạn có sức khỏe không tốt và được khuyến cáo hạn chế lượng caffeine, bạn hãy chuyển sang dùng trà hoặc cà phê decaf (đã loại bỏ lượng lớn caffeine).

An Yên (Theo Eat this)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới