Virus SARS-Cov-2 có thể tồn tại bao lâu trên quần áo và làm thế nào để giặt sạch?

Các chuyên gia về sức khỏe và dịch tễ học đã chia sẻ cách khử trùng các vật dụng trong nhà và quần áo để tránh lây nhiễm virus SARS-Cov-2.

Virus SARS-Cov-2 có thể sống trên quần áo bao lâu?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus SARS-Cov-2 thường lây truyền qua các giọt bắn đường hô hấp (từ người nhiễm bệnh hắt hơi hay ho) hơn là qua các đồ vật hay vật liệu dính virus.

Keyword đầu tiên có dấu

Mặc dù vậy, CDC cảnh báo rằng, virus SARS-Cov-2 có thể tồn tại nhiều giờ và thậm chí nhiều ngày trên bề mặt của nhiều vật liệu khác nhau, bao gồm quần áo. Chuyên gia y Carol Winner cho biết quần áo có thể dính các giọt bắn khi chúng ta mặc chúng hằng ngày. Những giọt bắn này có thể khô và vô hiệu hóa virus, nhưng quá trình này cần một khoảng thời gian nhất định

Loại vải nào dễ dính virus SARS-Cov-2?

Tiến sĩ Robert Amler thuộc trường Đại học Y New York, Mỹ, nói với trang HuffPost rằng thời gian tồn tại của virus SARS-Cov-2 phụ thuộc vào từng chất liệu vải. “Một số nhà nghiên cứu tin rằng vải sợi dễ dính các giọt bắn chứa virus nhưng lại làm chúng khô nhanh, trong khi các bề mặt nhẵn như chất liệu da và nhựa vinyl có thể dễ dàng được lau sạch”, ông Amler cho biết.

Chuyên gia về tình trạng khẩn cấp và gia đình Janette Nesheiwat cho biết chất liệu vải polyester và spandex giữ virus lâu hơn chất liệu cotton thông thoáng. Nên mọi người cần giặt quần tất, đồ lót và váy kỹ hơn.

Theo các nghiên cứu khoa học, virus SARS-Cov-2 có thể tồn tại trên các bề mặt khác như các tông, thép, đồng,… với khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể, chúng có thể sống 2 hay 3 ngày trên bề mặt nhựa và thép không gỉ, 24 giờ trên bề mặt các tông và 4 giờ trên bề mặt đồng.

Nên giặt quần áo ở nhiệt độ bao nhiêu?

Keyword đầu tiên có dấu

Chuyên gia Winner cho biết có những cụ thể về cách giặt quần áo giúp tiêu diệt virus SARS-Cov-2 hiệu quả. Điều này bao gồm sử dụng chế độ nước nóng trên máy giặt và ngâm quần áo lâu hơn. Nhưng bạn tránh để nhiệt độ nước quá cao, bởi vì quần áo có thể bị biến dạng.

Nên sử dụng loại nước giặt nào?

Tiến sĩ Rodney E. Rohde thuộc trường Đại học bang Texas, Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giặt quần áo trong nước ấm hoặc nóng, nhưng cũng cần chú ý tới loại nước giặt bạn đang sử dụng.

Keyword đầu tiên có dấu

“Tôi khuyến cáo mọi người nên giặt quần áo bằng những loại nước giặt chứa chất tẩy trắng”, tiến sĩ Rohde cho biết. “Virus không thể tồn tại trong môi trường có khả năng tẩy chất bẩn mạnh này”. Hội đồng hóa học Mỹ cũng đưa ra danh sách các sản phẩm bao gồm nước giặt có khả năng tiêu diệt virus SARS-Cov-2.

Giặt tay có tiêu diệt được virus SARS-Cov-2 không?

Chuyên gia dịch tễ học Georgine Nanos cho biết mọi người có thể giặt quần áo bằng tay tại nhà với nước ấm có nhiệt độ trên 27 độ C. Nhưng việc giặt quần áo bằng máy dễ dàng và nhanh cũng như an toàn hơn.

Keyword đầu tiên có dấu

Bao lâu thì nên giặt quần áo?

Một số người thường chờ cho tới khi quần áo của họ có vết bẩn thì mới giặt chúng. Nhưng chuyên gia Winner khuyên mọi người nên giặt quần áo thường xuyên, đặc biệt những người vẫn tới văn phòng làm việc hay tới khu vực đông người.

“Cách tốt nhất là giặt quần áo thường xuyên”, bà Winner nói. “Nếu bạn tới khu vực đông người, bạn nên cởi bỏ ngay quần áo bên ngoài và cho vào máy giặt ngay lập tức khi về đến nhà”.

Keyword đầu tiên có dấu

Có nên cởi quần áo ngay khi đi làm về hằng ngày?

Bởi vì mục tiêu là tránh nhiễm virus SARS-Cov-2, nên chuyên gia Amler khuyên mọi người thay quần áo khi trở về nhà từ nơi làm việc hay tới nơi đông người hằng ngày. Nhưng điều này không đồng nghĩa bạn phải bỏ quần áo đã mặc vào trong thùng rác. Thay vào đó, bạn nên giữ thói quen giặt riêng quần áo có nguy cơ nhiễm virus cao.

Quần áo của người bị ốm có nên giặt riêng?

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những gia đình có hơn 2 thành viên. “Quần áo của những người bị ốm tốt nhất là nên được giặt riêng” chuyên gia Nesheiwat khuyến cáo. “Bởi vì quần áo của họ có thể chứa E.coli, virus gây bệnh cúm,…

Huy Phong (Theo Huffpost)

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới