Xuất huyết toàn thân sau khi ăn sam biển
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu, ngày 8/4. Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm mao mạch dị ứng sau khi ăn sam, tình trạng nguy kịch phải súc rửa dạ dày ngay. Một giờ sau, tình trạng bệnh nhân ổn định trở lại.
Con sam (tên khoa học Tachypleus tridentatus) có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20 cm), dưới bụng có 8 chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng một kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng bằng nửa sam cái. Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác. Sam biển sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau. Người ta bắt sam để lấy trứng ăn là chính, do đó thường vứt bỏ sam đực đi vì sam đực không có trứng và không nhiều thịt.
Sam là thức ăn ngon và bổ nên rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, người dân cần thận trọng khi ăn sam nói riêng và hải sản nói chung, đặc biệt là những hải sản lạ, bởi dễ gây dị ứng, ngộ độc, nhất là những người có tiền sử dị ứng.
Dị ứng là phản ứng của cơ thể với yếu tố bên ngoài có thể do thuốc, thức ăn, đồ uống hay thời tiết. Khi bị dị ứng, bệnh nhân thường có biểu hiện khác nhau như mày đay, viêm da tiếp xúc, viêm mao mạch dị ứng, phản vệ... Nhiều trường hợp không được cấp cứu kịp thời nguy kịch tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo cần cẩn trọng trong việc lựa chọn sam, bởi rất dễ nhầm lẫn với con so biển. Con so biển (tên khoa học Carcinoscorpius rotunicauda) hình dáng rất giống sam, nhưng là một loài có độc, ăn có thể dẫn đến chết người. Loài này sống ở ven biển, nơi các lạch nước ngọt. Chúng khác sam ở chỗ kích thước nhỏ hơn và không đi theo thành từng cặp. Đuôi không có gờ mặt lưng, bề mặt cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. Kích thước tối đa của so là 25 cm, trọng lượng dưới một kg.
Các bác sĩ cho biết, mùa hè sắp đến là dịp đi du lịch biển, ăn hải sản. Sau ăn hải sản, nếu có cảm giác tê miệng lưỡi, đau bụng, mẩn ngứa, khó thở cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ khuyến cáo những người có tiền sử dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc theo chỉ dẫn, phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ