Bệnh 'đau đầu công sở'
Bác sĩ Nguyễn An Pháp, Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết người làm việc lâu ngày trong một tư thế cố định như nhân viên văn phòng, thợ may, chuyên viên vi tính, hoặc người hay stress, lo âu kéo dài... dễ mắc bệnh đau đầu căng cơ. Bệnh thường tái phát, không gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống.
Đau đầu căng cơ là tình trạng căng ra của các cơ trên vùng đầu và cổ. Cơn đau nhức kéo dài từ 30 phút đến vài ngày, sau đó tự khỏi. Bệnh có hai dạng, gồm đau thành từng cơn và đau mạn tính, dựa vào mức độ đau và thời gian xuất hiện các cơn đau.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh là đau đầu từ nhẹ đến nặng, có thể cảm thấy rõ rệt ở hai bên đầu. Thậm chí, nhiều người cảm thấy có áp lực như một chiếc khăn thắt chặt vòng quanh sọ. Đồng thời, các cơ ở vai và cổ "biểu tình", căng, nhức. Mắt dần nặng mỏi.
Nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu căng cơ là áp lực, stress do công việc, gia đình... Việc ngồi cả ngày một tư thế, cúi đầu quá lâu, ít vận động, nghỉ ngơi bất hợp lý, nằm gối quá cao cũng khiến dân văn phòng trở thành "mồi ngon" của bệnh, bác sĩ Pháp cho biết.
Theo bác sĩ, hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh đau đầu căng cơ, bằng cả y học hiện đại và cổ truyền. Với tây y, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen. Nếu thuốc này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giãn cơ, thuốc giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ, hoặc thuốc chống trầm cảm. Từ đó giúp ổn định mức độ serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) trong não và giúp người bệnh đối phó với đau đầu. Ngoài ra, liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi nhận thức... cũng là cách trị bệnh hiệu quả.
Trong y học cổ truyền, đầu là nơi các dương khí tụ hội, nên vì bất cứ lý do gì khiến dương khí không lưu thông, thư thái được đều sinh ra chứng đau đầu, nặng đầu. Để chữa bệnh, bác sĩ sẽ châm cứu, cấy chỉ vào các A thị huyệt (huyệt không cố định) để lưu thông khí huyết, giảm đau nhanh. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân đau đầu của từng người bệnh, bác sĩ sẽ châm cứu các huyệt khác nữa.
Khi vào đợt đau cấp, xoa bóp, day bấm huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết nhanh, giảm đau. Các thuốc thảo dược kê cho người bệnh cũng được bác sĩ cá nhân hóa, phù hợp với biểu hiện lâm sàng bệnh là đợt cấp, hay phòng ngừa tái phát.
"Lợi điểm của y học cổ truyền là ít tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài và hiệu quả dự phòng bệnh tốt", bác sĩ Pháp nói.
Bác sĩ khuyên người bệnh khi có các dấu hiệu đau đầu lặp lại nhiều lần, nên đến cơ sở y tế để đượcchẩn đoán chính xác bệnh và lựa chọn phương thức điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
Thư Anh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Thời sự xã hội - 18/10/2024
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa
Thời sự xã hội - 17/10/2024
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa